Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Giúp trẻ sống có trách nhiệm

Tạp Chí Giáo Dục

Nếu quá nuông chiu, bo bc tr s khiến chúng ln lên ch biết đ li và bt ngưi khác gánh trách nhim cho mình. Mt đa tr vô trách nhim vi bn thân khi ln lên khó có th tr thành ngưi có ích cho xã hi. Có tinh thn trách nhim s giúp tr gt hái đưc nhiu thành công khi đang ngi trên ghế nhà trưng cũng như bưc vào đi sau này.

Vậy để dạy một đứa trẻ có tinh thần trách nhiệm, các bậc cha mẹ cần tham khảo một số ý kiến sau:

Không làm thay con: cha mẹ nên khuyến khích con biết tự lập từ tuổi lên 3. Tự lực cánh sinh tất cả những việc trẻ có thể làm trẻ sẽ biết sống có trách nhiệm. Khích lệ, hướng dẫn trẻ biết tự rửa tay, rửa mặt trước khi ăn, tự mình chuẩn bị và mang áo quần, sách vở để tự đi học, tự mình dọn giường ngủ, thu dọn góc học tập gọn gàng. Trẻ phải làm các việc đó một cách tự giác, tự nguyện và hiệu quả. Nếu trẻ mắc phải sai lầm hoặc làm chưa đúng ý định của người lớn thì hãy kiên nhẫn hướng dẫn lại từ đầu. Từ đó, trẻ mới hình thành được tinh thần trách nhiệm cho những việc lớn sau này. Tuyệt đối không làm thay con bởi vì một mặt trẻ sẽ càng cảm thấy tự ti do cha mẹ không tin tưởng chúng, một mặt trẻ sẽ không tự mình thực hiện nên hành động khó thuần thục, khiến trẻ càng ngại vì mặc cảm hơn, nên chúng sẽ đùn đẩy nếu được giao nhiệm vụ.    

Giúp trẻ biết tôn trọng giá trị của lao động: Bạn nên dẫn trẻ cùng chia sẻ một số công việc nhà hay đi mua sắm các mặt hàng thiết yếu của gia đình. Qua các tình huống trẻ chứng kiến cha hoặc mẹ đưa ra cách tính toán, cân nhắc việc chi tiêu, trẻ sẽ cảm nhận và trân trọng những giá trị mà cha mẹ cũng như xã hội đã làm ra. Khi lao động, bản thân tự phục vụ được cho chính mình, trẻ sẽ thấy được ý nghĩa và vị thế của mình đối với gia đình. Trẻ cũng sẽ thận trọng hơn khi đưa ra những lời bình luận, nhận xét về thu nhập và công việc của mỗi người.

Khắc phục thói quen ỷ lại, dựa dẫm của trẻ: Trong các hoạt động của trẻ như học tập, vui chơi, lao động… nếu một đứa trẻ có sức ỳ quá lớn sẽ thụ động, ỷ lại, chờ đợi người khác làm xong mình mới “theo đuôi”. Vì thế, hình thành tính linh hoạt, tháo vát cho trẻ, sẽ giúp chúng luôn biết tìm ra cách làm hiệu quả nhất, tốn ít thời gian, công sức và chi phí nhất. Khi có tính năng động, trẻ sẽ tự chủ sẵn sàng đối mặt với thử thách nếu có. Tính tháo vát thể hiện ở chỗ, trẻ không ngại đối đầu với thử thách, sáng tạo trong suy nghĩ và luôn có cách để hoàn thành nhiệm vụ người khác giao cho. Bồi dưỡng cho trẻ tính linh hoạt biết xoay xở nhanh chóng trước những tình huống khó khăn. Khi gặp phải trắc trở, trẻ sẽ biết ước lượng sức mình có làm được hay không để phối hợp với người khác cùng chia sẻ. Khi trẻ có tính tháo vát, trẻ sẽ có trách nhiệm tự giải quyết những việc khó khăn của bản thân, biết giúp đỡ người khác khi có thể. Sống có trách nhiệm với những việc nhỏ nhất, trẻ sẽ dần dần trưởng thành hơn.

Bao dung hơn với những thất bại của trẻ: Dạy con sống có trách nhiệm cũng có nghĩa là giúp chúng thấy những lỗi lầm bản thân gặp phải. Do nhận thức và vốn kinh nghiệm sống trẻ còn non nớt, nên chúng sẽ không tránh khỏi những hành vi hay cách xử sự chưa đúng theo chuẩn mực. Cha mẹ phải chỉ ra cho trẻ thấy và rút kinh nghiệm từ những thất bại của mình.

Lê Phm Phương Lan
(Ging viên tâm lý)

 

Bình luận (0)