Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Hơn 190 ngàn thí sinh điều chỉnh nguyện vọng

Tạp Chí Giáo Dục

B GD-ĐT cho biết, tính đến 17 gi ngày 26-7, cc đã có 190.375 thí sinh điu chnh nguyn vng xét tuyn vào các trưng ĐH, CĐ (khi sư phm). Trong đó, điu chnh bng phương thc trc tuyến có 147.553 thí sinh, điu chnh trc tiếp bng phiếu có 42.822 thí sinh. Bên cnh đó, 43 thí sinh điu chnh khu vc ưu tiên và 62 thí sinh điu chnh đi tưng ưu tiên.

Trong khi các thí sinh đang điu chnh nguyn vng  phương thc xét kết qu thi THPT quc gia thì nhng thí sinh trúng tuyn bng đim hc b cũng bt đu đăng ký nhp hc

Như vậy, có thể thấy năm nay, số thí sinh điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển bằng phương thức trực tuyến cũng chiếm áp đảo, cao gấp nhiều lần thí sinh điều chỉnh trực tiếp. Theo TS. Nguyễn Đức Nghĩa (Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH-CĐ Việt Nam), số lượng thí sinh điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển các năm trước cũng đông đảo, trong đó phần lớn điều chỉnh bằng phương thức trực tuyến.

Quy định của Bộ GD-ĐT cho phép thí sinh sau khi có kết quả thi THPT quốc gia được thực hiện điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển ĐH-CĐ một lần, thông qua một trong hai phương thức. Ở phương thức trực tuyến, thí sinh điều chỉnh nhưng không được tăng số lượng nguyện vọng, thời gian từ ngày 22 đến 29-7. Còn phương thức điều chỉnh trực tiếp tại các trường, thí sinh được tăng số lượng nguyện vọng và đóng lệ phí cho số lượng nguyện vọng tăng này, thời hạn đến hết ngày 31-7. Trước đó, trong ngày đầu tiên điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển (22-7), cả nước đã có 44.123 thí sinh thực hiện điều chỉnh. Trong đó, có 34.602 thí sinh điều chỉnh trực tuyến và 9.521 thí sinh điều chỉnh bằng phiếu. Đồng thời, có 13 thí sinh điều chỉnh khu vực ưu tiên; 12 thí sinh điều chỉnh đối tượng ưu tiên.

Năm nay, cả nước có 653.278 thí sinh đăng ký xét tuyển ĐH với tổng số 2.575.305 nguyện vọng, tỷ lệ 3,9/1 thí sinh (tức bình quân mỗi thí sinh đăng ký khoảng 4 nguyện vọng). Các tổ hợp truyền thống như: khối D1, A, A1, C, B chiếm tới 90% nguyện vọng của thí sinh. Theo thống kê của Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT), hiện nay cơ sở đào tạo ĐH, CĐ sử dụng điểm thi THPT quốc gia để tuyển sinh đang sử dụng khoảng 138 tổ hợp để xét tuyển. Như vậy khoảng 10% nguyện vọng đang sử dụng 133 tổ hợp còn lại.

ĐH Lut TP.HCM công b danh sách thí sinh trúng tuyn

Trường ĐH Luật TP.HCM vừa công bố điểm chuẩn và danh sách thí sinh trúng tuyển vào trường. Như vậy, tính đến thời điểm hiện nay, đây là trường đầu tiên trên cả nước công bố điểm chuẩn có liên quan đến điểm thi THPT quốc gia. Theo đó, ngành có mức điểm trúng tuyển cao nhất là 23 và mức điểm thấp nhất là 17. Mức điểm trúng tuyển (không nhân hệ số) cụ thể của các ngành theo từng tổ hợp xét tuyển được tính theo công thức gồm: 10% điểm học bạ + 60% điểm thi THPT quốc gia và + 30% điểm kiểm tra năng lực do nhà trường tổ chức.

Được biết, đề án tuyển sinh riêng của Trường ĐH Luật TP.HCM năm nay trải qua 2 giai đoạn. Cụ thể, ở giai đoạn xét tuyển sơ bộ có 3.799/5.709 thí sinh đạt yêu cầu để tham gia buổi kiểm tra năng lực vào ngày 21-7. Bài kiểm tra năng lực có 100 câu trắc nghiệm được thực hiện trong 75 phút.

Hiện nay, theo quy định của Bộ GD-ĐT, các trường ĐH trên cả nước đều đã công bố ngưỡng sàn xét tuyển vào các ngành, đây là một trong những cơ sở quan trọng để thí sinh cân nhắc điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển. Và năm nay, trừ khối ngành sư phạm và sức khỏe, Bộ GD-ĐT cho phép các trường tự xác định điểm sàn. Mức sàn mà các trường ấn định cho các ngành cao, thấp khác nhau. Theo Vụ Giáo dục ĐH, năm nay đề thi đáp ứng tiêu chí 60% là kiến thức cơ bản để xét tốt nghiệp phổ thông. Phân tích phổ điểm cho thấy đề có độ phân hóa tốt. Nếu căn cứ vào tỷ lệ thí sinh đạt từng ngưỡng điểm thì năm nay trường nào xác định điểm sàn 13 chỉ tương đương với mức 12 điểm của năm 2018.

Ông Nguyễn Quốc Cường (Phó ban Đào tạo Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM) lưu ý, thật ra điểm sàn chỉ mang tính chất tham khảo, đối với các trường tốp trên, thí sinh khi điều chỉnh nguyện vọng còn cần tham khảo điểm chuẩn hàng năm, tỷ lệ trúng tuyển bằng học bạ, tuyển thẳng… “Việc thay đổi nguyện vọng chỉ được thực hiện một lần, các em cần cân nhắc kỹ trước khi “bấm nút”. Điểm sàn xét tuyển đôi khi còn là “cái bẫy” vì ngoài các trường khó tuyển sinh hay vùng sâu vùng xa, điểm sàn thường chính là điểm trúng tuyển thì những trường còn lại điểm chuẩn thường rất cao so với điểm sàn, thậm chí có trường cao hơn đến 5-7 điểm”, ông Cường khuyến cáo. Bên cạnh đó, ông Cường nhấn mạnh, việc lựa chọn học ngành, trường, bậc học nào mới quan trọng; nếu chỉ bằng mọi giá để vào ĐH ở ngành nghề không phù hợp, các em sẽ… đánh mất chính mình.

Bài, ảnh: M.Tâm

Bình luận (0)