Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Giáo viên phổ thông với sứ mệnh làm tiếng Việt trong sáng hơn

Tạp Chí Giáo Dục

Đó là ch đ Hi tho Khoa hc v tiếng Vit trong nhà trưng ph thông s đưc t chc vào ngày 11-11-2020 ti EMASI Nam Long s 147 đưng s 8 Khu dân cư Nam Long phưng Tân Thun Đông qun 7 nhân dp chào mng Ngày Nhà giáo Vit Nam 20-11, do Khoa Ng văn Trưng Đi hc Sư phm TP.HCM phi hp vi H thng trưng EMASI Vit Nam t chc.


H
c sinh lp 1, Trưng TH Nguyn Bnh Khiêm (Q.1, TP.HCM) trong gi hc tiếng Vit. Ảnh: Y.Hoa

Trong bài đề dẫn hội thảo, TS. Huỳnh Công Minh, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, Chủ tịch Hội đồng Sáng lập Hệ thống trường EMASI cho rằng Việt Nam ta đang trong quá trình phát triển, thế và lực ngày càng được củng cố và phát huy. Là một quốc gia nhiều năm bị chiến tranh tàn phá nhưng nay đã có vị trí nhất định trên trường quốc tế từ khu vực ASEAN đến Liên hiệp quốc, kinh tế xã hội ngày càng phát triển, đang cố gắng vượt qua những khó khăn thử thách, nhất là giai đoạn dịch bệnh phức tạp hiện nay, để duy trì sản xuất và phát triển mọi mặt, đang được nhân dân tin tưởng và bạn bè thế giới mến phục!

Trong xu hướng phát triển ấy, về lĩnh vực văn hóa giáo dục nước nhà, những ai quan tâm đến quốc ngữ, bộ môn tiếng Việt trong nhà trường, đều cảm thấy chưa an tâm về sự quan tâm chưa đúng mức của các lực lượng xã hội đến việc củng cố phát triển ngang tầm với sự lớn mạnh của đất nước trong xu thế hội nhập quốc tế và tốc độ phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin ngày nay. Ở tiểu học, giáo dục tiểu học đã có bước phát triển to lớn, đã phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, không còn phải xóa mù chữ như những năm vừa mới giải phóng (1975), nhiều học sinh đã rất thông minh và tiến bộ, có em biết nhiều thứ tiếng, sử dụng tốt công nghệ thông tin. Nhưng vẫn còn một bộ phận học sinh đọc không rõ, viết không đúng, không thích đọc sách, thiếu khả năng tiếp nhận và trình bày diễn đạt, nói không thành câu. Ở trung học, hầu hết học sinh được phổ cập trung học cơ sở và tốt nghiệp trung học phổ thông. Các em năng động, nhạy bén, thông minh, sử dụng tốt công nghệ thông tin và ngoại ngữ (tiếng Anh) nhưng về mặt ngôn ngữ tiếng Việt vẫn chưa được cải thiện tốt hơn bậc tiểu học, những giới hạn của một bộ phận các em hầu như trầm trọng hơn về đọc, viết, cảm thụ và trình bày diễn đạt. Ở bậc đại học và các cơ quan nghiên cứu, sinh viên chuyên ngành với năng khiếu và sở thích của mình, các em đã phát triển ngôn ngữ tốt hơn, số còn lại vẫn tiếp tục lúng túng vụng về trong việc sử dụng tiếng Việt. Sự mong đợi từ địa phương đối với những cơ quan nghiên cứu chuyên ngành về chuẩn mực tiếng Việt làm cơ sở cho sự thống nhất, phát triển và làm trong sáng hơn vẫn chưa được quan tâm đáp ứng. Trong gia đình và ngoài xã hội, sự quan tâm sử dụng tiếng Việt chuẩn mực trong sáng và tiến bộ đang còn là số ít. Sự thiếu quan tâm nói trên hầu như đã làm cho số ít này ngày càng ít đi. Đối với các cơ quan truyền thông, sự quan tâm đến vấn đề trong sáng và phát triển tiếng Việt từng lúc có đề ra nhưng không thường xuyên và thiếu sự đồng bộ cần thiết.

Nguyên nhân thực trạng nói trên có thể nêu như sau: Về nhận thức, tình yêu quê hương đất nước của hầu hết người Việt ta rất tốt, dù ở trong nước hay nước ngoài, nên tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc được gắn liền một cách máu thịt với đời sống của mỗi người Việt Nam, tiếng Việt thể hiện sâu sắc văn hóa, tập quán, vùng miền của địa phương người dân Việt. Nhận thức giá trị tiếng Việt là to lớn, nhưng ý thức giữ gìn phát triển tiếng Việt lại không đồng đều, không thường xuyên và thiếu tính hệ thống. Những năm gần đây, trong xu thế hội nhập quốc tế, tiếng Anh đang giữ vai trò quan trọng trong các lãnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật, học tập, nghiên cứu, ngoại giao… Nhiều cơ sở dạy ngoại ngữ được mở ra, phong trào học ngoại ngữ phát triển mạnh mẽ khắp nơi. Đây là tín hiệu tốt cho một đất nước phát triển, nhưng đã bắt đầu xuất hiện tư tưởng xem thường tiếng Việt trong một bộ phận dân cư. Tương tự như vậy đối với công nghệ thông tin, khi máy tính phát triển tư tưởng xem thường chữ viết cũng bắt đầu xuất hiện trong cộng đồng. Trong nhà trường, môn tiếng Việt giữ một vai trò quan trọng, nhưng lại chịu ảnh hưởng khá nặng nề tư tưởng đối phó thi cử, chưa thật sự chăm lo cho việc phát triển tiếng Việt một cách căn cơ và làm cho tiếng Việt trong sáng hơn. Về cơ chế tổ chức: Nhiều quốc gia trên thế giới muốn thống nhất ngôn ngữ, giảm bớt những khác biệt của địa phương để làm cho quốc ngữ phát triển, phong phú và trong sáng hơn… họ đều bắt đầu từ trường học. Ở nước ta, ở trung học thì tập trung cho thi cử; ở tiểu học thì chất lượng không đồng đều, những trường trọng điểm thì tuyệt vời về viết, đọc, cảm nhận và diễn đạt; số đông còn lại thì dễ rơi vào thế qua loa, sơ sài trong những khâu quan trọng về đọc, viết ở tuổi thiếu thời, lớn lên thật khó để sửa đổi; xã hội thì chưa có cơ cấu tổ chức rõ ràng để tập họp, định hướng, thúc đẩy phát triển.

Hội thảo có sự tham gia của GS. Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018; PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, Chủ biên Chương trình tiếng Việt và ngữ văn năm 2018; TS. Huỳnh Thị Hồng Hạnh, Trưởng khoa Ngôn ngữ học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM; TS. Huỳnh Công Minh, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM; TS. Quách Thu Nguyệt, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Trẻ TP.HCM; PGS.TS Bùi Thanh Truyền, Trưởng khoa Văn Đại học Sư phạm TP.HCM; ThS. Lê Ngọc Điệp, nguyên Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM; ThS. Nguyễn Quang Vinh, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM cùng các nhà giáo, nhà khoa học tiêu biểu về các lĩnh vực liên quan đến tiếng Việt của thành phố và cả nước. Tại hội thảo sẽ giới thiệu đến quý thầy cô giáo các chủ đề chính bao gồm: Yêu cầu phát triển quốc ngữ của nước ta hiện nay và vai trò bộ môn tiếng Việt trong nhà trường phổ thông; Yêu cầu phát triển nhân cách hiện nay và vai trò bộ môn ngữ văn trong nhà trường phổ thông; Đặc điểm của tiếng Việt, quy luật hình thành và phát triển ngôn ngữ; Yêu cầu đào tạo sư phạm về bộ môn tiếng Việt và ngữ văn trong nhà trường phổ thông; Giá trị của văn hóa đọc và điều kiện đọc hiện nay tại TP.HCM; Dạy tiếng Việt trong nhà trường phổ thông miền Nam vào những năm trước thập niên 70; Vai trò của bộ môn tiếng Việt tiểu học trong hệ thống giáo dục phổ thông hiện nay. Kính mời những nhà giáo, nhà khoa học tâm huyết, yêu mến tiếng Việt cùng đăng ký tham gia từ nay đến 6-11-2020 theo địa chỉ:  http://emasi.edu.vn/hoithaotiengviet/.

Trước thực trạng ấy, là giáo viên trường phổ thông, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông thấy rõ trách nhiệm của mình, muốn góp phần vào sứ mệnh làm tiếng Việt trong sáng hơn. Cụ thể là làm cho thế hệ trẻ, học sinh phổ thông, tất cả phải đạt được những yêu cầu cơ bản ngay từ trên ghế nhà trường là: phát âm chuẩn, viết đúng, nói đủ câu, nghe đủ ý, đọc cảm thụ, diễn đạt đúng câu từ và rõ ý.  Đây là những tiền đề quan trọng làm cơ sở vững chắc cho mục tiêu phát triển và làm trong sáng hơn tiếng Việt.  Cụ thể như sau: Đầu tiên là phát âm chuẩn, chúng ta không tham vọng xóa bỏ những khác biệt về âm sắc địa phương, nhưng chúng ta mong muốn mỗi học sinh đã qua nhà trường đều phải phát âm chuẩn theo chữ viết. Đây là cơ sở quan trọng để thống nhất chính tả, chuẩn hóa ngôn ngữ của một dân tộc. Tiếp đến là viết đúng, viết đúng và đều, chữ sẽ đẹp. Viết đúng là nét tròn ra nét tròn, nét đứng ra nét đứng, cỡ chữ lớn, rõ ràng. Quan niệm “Nét chữ nết người” vẫn còn nguyên giá trị đến ngày hôm nay. Đây là vấn đề mà các trường tiểu học ít có điều kiện để quan tâm; dạy dỗ sơ sài nên khi lên trung học trên 50% học sinh viết chữ rất khó đọc. Rồi phải nói đủ câu, đây là một yêu cầu quan trọng trong giao tiếp, nhưng do ảnh hưởng của người lớn trong xã hội hối hả ngày nay, học sinh chúng ta thường nói câu không có chủ từ, túc từ. Chào hỏi, trao đổi không đầu không đuôi hoặc dùng từ không chính xác. Liên hệ với ngoại ngữ (tiếng Anh) chúng ta thấy họ sử dụng ngôn từ ngắn gọn nhưng chính xác và rõ ràng. Nghe đủ ý, thực tế giao tiếp trong xã hội ngày nay, chúng ta thường gặp những người chỉ nói mà không nghe, nói mà không biết người đối diện đang quan tâm điều gì. Đây cũng là một nhược điểm về sử dụng ngôn ngữ trong cuộc sống mà giáo viên phải biết để chuẩn bị tốt hơn cho học sinh từ trên ghế nhà trường. Đọc hiểu, cảm thụ và diễn đạt tốt, đọc hiểu ở lớp nhỏ (tiểu học) và đọc, cảm thụ ở lớp lớn (trung học) là yêu cầu quan trọng cần có để thay thế tình trạng lười đọc và đọc không hiểu, không cảm thụ trong số đông hiện nay. Cái ác trong xã hội ngày nay không giảm đi mà ngày càng tăng nặng, một phần không nhỏ là do năng lực đọc của xã hội ngày nay chưa được củng cố phát triển. Cuối cùng là về diễn đạt, xã hội ngày nay là xã hội của thông tin, năng lực diễn đạt là một công cụ rất cần thiết cho con người trong xã hội thông tin ấy, phải dùng từ chính xác, viết câu ngắn gọn dễ hiểu. Là nhà giáo, chúng ta sẽ chuẩn bị gì cho học sinh của mình về lĩnh vực này? Những mong muốn trên đây tưởng chừng như rất giản đơn và đó là nhiệm vụ tất nhiên của nhà giáo, nhưng thực tế có khi đã ôm ấp gần cả đời dạy học mà chưa thể làm được.

P.V

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)