Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn: Vệ sinh tốt môi trường, không để dịch xảy ra

Tạp Chí Giáo Dục

Ngày 2-11, đoàn công tác ca B Y tế do PGS.TS Nguyn Trưng Sơn – Th trưng B Y tế – làm Trưng đoàn đã có bui kim tra công tác y tế trong phòng, chng và khc phc hu qu thiên tai ti tnh Qung Nam.

Theo đó, đoàn công tác đã tới Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Bắc Trà My – nơi đang điều trị cho các nạn nhân trong vụ sạt lở đất tại xã Trà Leng, huyện Nam Trà My. 

Báo cáo với đoàn công tác, BS. Trần Văn Thu – Giám đốc TTYT huyện Nam Trà My – cho biết, tối 28-10, các nhân viên y tế của trung tâm đã băng rừng đi bộ tới các xã bị sạt lở như Trà Leng (2 điểm), Trà Mai, Trà Vinh… để tìm kiếm các nạn nhân và khiêng họ bằng võng hàng chục cây số tới cơ sở y tế để cấp cứu, phân loại và chuyển những người bị nặng tới BV Đa khoa Quảng Nam. Có điểm sạt lở trên đất Nam Trà My nhưng TTYT huyện Nam Trà My không tiếp cận được do đường bị chia cắt, do đó TTYT huyện Bắc Trà My đã kịp thời chi viện.

Hiện TTYT huyện Bắc Trà My đang điều trị 9 nạn nhân, họ đã được kiểm tra các vết thương, được điều trị bằng những loại thuốc tốt nhất, đồng thời cũng được trợ giúp về tâm lý, bởi một số bệnh nhân có người thân tử vong hoặc vẫn đang bị mất tích.  Bên cạnh đó, TTYT huyện Bắc Trà My cũng khẩn trương thực hiện các biện pháp dự phòng, tiến hành khử trùng tiêu độc tại các địa điểm sạt lở đất, chôn xác gia súc gia cầm để không gây ô nhiễm môi trường.

Cũng tại buổi làm việc, các BV tuyến Trung ương tại miền Trung như BV C Đà Nẵng, BV Đa khoa Trung ương Quảng Nam cho biết, sẵn sàng đưa xe cấp cứu, trang thiết bị, nhân viên y tế trợ giúp TTYT của hai huyện Bắc và Nam Trà My.

Đồng thời, lãnh đạo Cục Quản lý Môi trường Y tế, Cục Quản lý khám – chữa bệnh, Viện Dinh dưỡng cũng đã yêu cầu Sở Y tế tỉnh Quảng Nam và TTYT các huyện có thiên tai xảy ra cần thực hiện tốt các văn bản của Bộ Y tế hướng dẫn công tác y tế trong phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn chia sẻ với những đau thương, tổn thất mà người dân Quảng Nam phải gánh chịu do thiên tai gây ra; đồng thời biểu dương những nỗ lực của ngành y tế tỉnh Quảng Nam trong việc ứng phó với thiên tai, cấp cứu các nạn nhân bị sạt lở đất. 

“Các việc cần làm lúc này là vệ sinh tốt môi trường, không được để dịch bệnh xảy ra; tăng cường dinh dưỡng cho người dân ở những khu vực vừa có thiên tai, không được để người dân phải ăn mì gói dài ngày; trợ giúp tâm lý cho những người có gia đình bị mất do lở đất và lũ lụt”, ông Sơn nói.

Ngoài ra, ông Sơn cũng yêu cầu Sở Y tế Quảng Nam chỉ đạo toàn ngành thực hiện tốt việc xử lý môi trường theo những văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế. Bên cạnh đó cần rà soát, rút kinh nghiệm để ứng phó với cơn bão số 10.

“Các máy móc, trang thiết bị cần được di chuyển lên những tầng cao hơn tại các cơ sở y tế để không bị ngập. Bảo đảm an toàn cho cơ sở y tế, bảo đảm an toàn các nguồn lực để ứng phó với thiên tai, bảo đảm an toàn cho đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế là nhiệm vụ quan trọng của ngành y tế để ứng phó với thiên tai và chăm sóc sức khỏe người dân sau thiên tai”, ông Sơn nhấn mạnh.

H TR MIN TRUNG X LÝ V SINH MÔI TRƯNG

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long vừa ký ban hành Quyết định số 4511/QĐ- BYT thành lập các tổ công tác hỗ trợ, tăng cường cho 7 tỉnh miền Trung xử lý vệ sinh môi trường, tư vấn dinh dưỡng và phòng chống dịch bệnh sau mưa, lũ tháng 10-2020. Theo đó có 7 tổ công tác sẽ hỗ trợ tăng cường cho 7 tỉnh khu vực miền Trung gồm: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên –  Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Thành phần tham gia hỗ trợ, tăng cường đến các tỉnh đều là các chuyên gia đến từ các cục/vụ và viện đầu ngành của Bộ Y tế.

Theo quyết định của Bộ Y tế, các tổ này có nhiệm vụ đánh giá nguy cơ, tình hình dịch bệnh và khả năng đáp ứng của y tế địa phương. Kiểm tra, giám sát, hỗ trợ cán bộ y tế và người dân thực hiện các biện pháp xử lý môi trường; phòng chống những dịch bệnh phổ biến trong mùa mưa lũ; thu gom, xử lý xác xúc vật chết, tổ chức phun hóa chất diệt côn trùng và véc-tơ gây bệnh tại khu vực bị ngập sau khi nước rút, xử lý các giếng khoan, giếng đào theo hướng dẫn của Bộ Y tế, triển khai thau rửa và khử trùng bể chứa, dụng cụ chứa nước ăn uống, sinh hoạt bằng chế phẩm khử khuẩn đã được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành còn hiệu lực. Hỗ trợ, tư vấn dinh dưỡng cho người dân, đặc biệt là các đối tượng yếu thế như phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người già… Hỗ trợ, hướng dẫn ngành y tế các tỉnh tổ chức các đoàn công tác kiểm tra, theo dõi tình hình vệ sinh môi trường, tăng cường giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt của người dân, giám sát chặt chẽ công tác quản lý chất thải trong các cơ sở y tế trên địa bàn.

Về phía sở y tế các địa phương nêu trên, Bộ Y tế đề nghị có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các tổ trưởng tổ công tác xây dựng kế hoạch hỗ trợ cho tuyến y tế cơ sở khắc phục hậu quả thiên tai, phòng chống dịch bệnh và giải quyết các nguy cơ về y tế; cung cấp hóa chất, vật tư cho các tổ công tác triển khai nhiệm vụ theo đề xuất của tổ trưởng, nếu thiếu sở y tế báo cáo Bộ Y tế bổ sung.

H.Triu

Thứ trưởng Bộ Y tế cũng chỉ đạo Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của Bộ Y tế tổng hợp nhu cầu của y tế địa phương để kịp thời phối hợp với Bộ Tài chính trợ giúp.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đã tặng ngành y tế Quảng Nam 25 bộ dụng cụ phòng chống bão lụt, 500 nghìn viên xử lý nước Aquatabs.

Cùng ngày, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã tới thăm hỏi, động viên và tặng quà các bệnh nhân bị thương do sạt lở đất đang được điều trị tại TTYT huyện Bắc Trà My và BV Đa khoa Quảng Nam; một số gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 9 tại xã Tam Phú, TP.Tam Kỳ…

Nhóm PV

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)