Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Người “gieo” ánh sáng cho trẻ khiếm thị

Tạp Chí Giáo Dục

C mi sáng ch nht hàng tun là tr khiếm th ti mái m Nht Hng (phưng Tam Bình, qun Th Đc, TP.HCM) li đưc hc nhc c, sáng tác thơ, văn. T nhng đa tr không biết ngày mai s thế nào, làm ngh gì gi đây đã đ t tin đ nói v ưc mơ ca mình. Ngưi khơi m tương lai cho các em chính là nhà văn Trn Quc Toàn.

Nhà văn Trn Quc Toàn đang dy các em khiếm th sáng tác thơ, văn

Khiếm khuyết không phi là du chm hết

Đến thăm lớp vào một ngày cuối tuần của tháng 8. Chúng tôi không khỏi bất ngờ khi những đứa trẻ khiếm thị ấy lại thuộc lòng rất nhiều bài thơ, biết nhiều tác phẩm của những nhà văn nổi tiếng. Không chỉ vậy các em còn có sáng tác cho riêng mình. Tre thành phố chính là bài thơ đầu tiên của lớp. Bạn Nguyễn Thị Ngọc Châu đã thay mặt lớp đứng lên đọc trôi chảy từng câu, từng chữ. Kết thúc bài thơ, Châu rút ra bài học: “Cây tre giúp ích rất nhiều trong đời sống, gắn liền với hàng ngàn năm lịch sử. Bài này sẽ khơi gợi lại cho chúng em và các bạn trẻ tình yêu quê hương, đất nước, qua đó biết ơn các anh hùng đã ngã xuống để bảo vệ đất nước”.

Châu cho biết từ khi tham gia lớp học sáng tác thơ, văn đã giúp em trau dồi được rất nhiều vốn từ ngữ, phát huy tiềm năng, em khẳng định sau này mình sẽ trở thành nhà văn.

Với những đứa trẻ bình thường học sáng tác thơ, văn đã khó, đối với trẻ khiếm thị lại càng khó hơn. Nhưng các em đều rất vui và hăng hái mỗi khi tới giờ học vì các em tin rằng, lớp học này sẽ thay đổi cuộc đời mình. Sắp cho ra mắt tác phẩm Định mệnh đôi ta, em Nguyễn Thị Tuyết Nhi không giấu được niềm vui: “Tác phẩm này em sẽ dựa vào truyện Chí Phèo của nhà văn Nam Cao để kể về cuộc sống của người phụ nữ xưa, qua đó cảm nhận được nỗi khổ của họ, tuy nhiên em sẽ sáng tạo theo cách riêng của mình. Mong muốn của em bây giờ là được gặp nhà văn Trầm Hương để được giao lưu, học hỏi thêm. Em đã viết hẳn một lá thư để mời cô đến đây”. 

Lớp học đặc biệt này được mở cách đây không lâu, người trực tiếp đứng ra dìu dắt, dạy cho các em chính là nhà văn Trần Quốc Toàn. “Tôi dạy các em nhưng học được ở các trò nhỏ rất nhiều điều. Các em yêu thích văn chương, mỗi buổi lên lớp thường bàn bạc về tác phẩm mà mình yêu thích, thậm chí còn tranh luận để bảo vệ chính kiến của mình”.

Điều khiến nhà văn này bất ngờ là bài thơ Mẹ và cô của ông được in trong sách giáo khoa lớp 1, tất cả các em trong lớp đều nhớ không sót một chữ. Đây cũng là lần đầu tiên các em được gặp tác giả bài thơ trong trang sách. “Tôi cũng từng đi dạy nhiều nơi nhưng chỉ có lớp này để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất. Các em không chỉ ngoan, chăm chỉ mà còn luôn cố gắng và đặc biệt là có một trí nhớ rất tốt” – nhà văn Trần Quốc Toàn cho biết.

Dy tr khiếm th lng nghe và thu hiu

Nhà văn Trần Quốc Toàn là một người rất yêu trẻ, trong sáng tác của ông luôn đề cập tới đề tài thiếu nhi như: Nhành cọ non, Năm chiếc lá, Vườn cây cổ tích, Học trong bụng mẹ, Xứ sở 12 con giáp, Đội hiệp sĩ @, Lộc vừng Hồ Gươm đường Trường Sa… Ông đến với mái ấm Nhật Hồng cách đây khoảng 15 năm trước và đã viết nên truyện ngắn Tấm bản đồ cơm cứu học, truyện kể về cô bé mù Thái Hồng – nhân vật có thật ở mái ấm này. Ở cái tuổi về hưu, không còn vướng bận nhiều nên ông quyết định trở lại mái ấm Nhật Hồng để làm công tác thiện nguyện. Nhà văn Trần Quốc Toàn bộc bạch: “Ngày xưa tôi cũng từng học với một ông thầy khiếm thị. Và tôi rất kính nể tài năng của ông. Chính vì vậy tôi luôn đồng cảm với những người không may như vậy, đặc biệt là trẻ”.

Mỗi buổi lên lớp ông đều đưa ra đề tài để các em sáng tác. Không chỉ dạy sáng tác, nhà văn còn dạy cho các em về cách sống. Nhà văn thường nói với các em rằng, chúng ta có thể dựa vào tác phẩm văn học và liên tưởng đến cuộc sống để sáng tác. Bên cạnh đó, ông cũng luôn nhắc nhở các em: “Văn chương phải đưa ra lời khuyên. Hiện nay mọi người dường như ít đọc văn chương hoặc không có cảm nhận sâu sắc về tác phẩm nên không hiểu được giá trị của nó”.

Nhà văn Trn Quc Toàn

“Tôi cũng tng đi dy nhiu nơi nhưng ch có lp này đ li cho tôi nhin tưng nht. Các em không ch ngoan, chăm ch mà còn luôn c gng và đc bit là có mt trí nh rt tt” – nhà văn Trn Quc Toàn cho biết.

Rồi ông đề cập đến một sự kiện gây chấn động dư luận trong tuần qua, đó là một bé trai bị bỏ quên trên xe ở Hà Nội. Từ đó, nhà văn nhắc lại, cách đây khoảng 100 năm vụ em bé bị bỏ quên đã được nhắc đến trong tác phẩm Cô bé bán diêm của Andersen. Cô bé mất do bị lạnh. Từ đó nhắn nhủ học trò của mình: “Chúng ta phải biết lắng nghe cuộc sống và đừng bao giờ bỏ quên trẻ. Nếu bị bỏ quên, trẻ sẽ chết cho dù ở bất cứ nơi đâu”.

Ngoài dạy các em sáng tác thơ, văn, nhà văn còn dạy các em học hát, sử dụng nhạc cụ. “Sắp tới sẽ xây dựng ban nhạc Harmonica với tên gọi là “Câu lạc bộ Lắng nghe” giúp đời sống các em trở nên phong phú hơn. Hãy cứ sáng tác bằng mọi tri giác có thể. Những bài tập về nhà bằng thơ, kể chuyện về thành phố này, bằng những âm thanh mà các em nghe được, tôi tin là các em sẽ làm được” – nhà văn Trần Quốc Toàn “gieo” cho các em niềm tin và hy vọng.

Bài, ảnh: H Trinh

 

Bình luận (0)