Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Giáo dục kỹ năng sống không thể nửa vời

Tạp Chí Giáo Dục

Đnh hưng ca vic giáo dc k năng sng (KNS) trong trưng hc lâu nay rt rõ ràng, nhm giúp ngưi hc làm ch đưc bn thân, ng x phù hp vi cng đng, hc tp hiu qu, ng phó tt vi nhng tình hung xu. Tuy nhiên, bên cnh nhng mt làm đưc, công tác giáo dc KNS cho ngưi hc, nht là mm non, tiu hc hin còn tn ti nhiu vn đ, chưa phù hp vi la tui.

Hc sinh Trưng Tiu hc An Bình, Q.2 đưc giáo dc k năng nht rau

Câu chuyện 3 trẻ mầm non ở Hà Nam bị bỏng nặng khi cô giáo dùng cồn, châm lửa đốt để dạy các em cách dập lửa một lần nữa đặt ra những câu hỏi về công tác giáo dục KNS cho trẻ hiện nay.

Là đơn vị triển khai thường xuyên và liên tục những bài học về KNS cho học sinh, cô Phạm Thị Thùy Trang (Hiệu trưởng Trường Tiểu học An Bình, Q.2, TP.HCM) cho hay cái khó nhất của nhà trường khi dạy KNS cho học sinh, nhất là học sinh lớp 1, đó là sự thiếu phối hợp giữa “ba bên, bốn phía”. “Tức là, thiếu từ phía trường mầm non, yếu từ phía gia đình. Ở bậc mầm non, các em đã được học về KNS, nhưng khi lên tiểu học, nhà trường lại không thể nào biết các em đã được học những gì, đã được thực hành như thế nào để có những bước giáo dục phù hợp. Hơn nữa, sự thiếu hợp tác từ gia đình trong việc giáo dục KNS cho trẻ cũng là trở ngại để công tác này không được như kỳ vọng”, cô Trang chia sẻ.

Cô Trang cho biết trong giáo dục KNS, phần nhiều nhà trường phải tự tìm hiểu tâm sinh lý của trẻ, đặt mình vào vị trí của trẻ để tiếp cận đến những vấn đề cần thiết nhất cho các em, từ đó xây dựng các chuyên đề phù hợp. Theo cô Trang, KNS thực chất chỉ đơn giản là những kỹ năng để giúp trẻ có thể thích nghi được trong mọi hoàn cảnh, giúp trẻ có những ứng xử phù hợp với lứa tuổi. Do vậy, yếu tố quan trọng nhất để có thể biến những bài học KNS thành kỹ năng, phản xạ cho trẻ đó là tính thực tế, gắn liền với cuộc sống. “Ví dụ, khi dạy trẻ về sự quý trọng giá trị lao động hay về đồng tiền, chúng ta có thể dạy trẻ cùng trồng và chăm sóc rau trong vườn trường. Hoặc có thể dẫn các em đi siêu thị để có thể tính toán mua được những gì trong số tiền đó, dưới sự giám sát của nhà trường và nhân viên siêu thị. Ngoài ra, giáo dục KNS cũng có thể thông qua chính việc đọc sách, với những câu chuyện đậm chất giáo dục, nhân văn”, cô Trang cho biết.

Đồng quan điểm, hiệu trưởng một trường tiểu học ở Q.1
(TP.HCM) nhìn nhận rằng, giáo dục KNS trong nhà trường hiện còn đang được thả nổi, thiếu sự phối hợp bài bản, thiếu những nghiên cứu sát sườn với lứa tuổi học sinh, mạnh trường nào trường đó làm. “Tôi từng biết, có trường mầm non tư thục dạy KNS cho học sinh bằng cách cho các em dọn nhà vệ sinh và đi nhặt rác quanh trường. Nếu như muốn giáo dục trẻ về ý thức phụ giúp cha mẹ hay giữ gìn vệ sinh môi trường, không xả rác bừa bãi thì cách mà trường này truyền tải là hoàn toàn không phù hợp. Giáo dục như thế vừa thiếu tính thực tế, vừa xa vời, vừa phản tác dụng”, vị hiệu trưởng nhận định.

Sâu xa hơn, vị hiệu trưởng này cho rằng giáo dục KNS cho trẻ lứa tuổi mầm non và tiểu học chỉ đơn giản là những bài học về ý thức tự phục vụ bản thân như biết gấp quần áo, biết vệ sinh cá nhân, biết tự rửa chén bát của chính mình hay biết quan tâm đến những người thân. Cùng với đó là những kỹ năng sinh tồn trước những tình huống trong cuộc sống như: không đi theo người lạ, lạc trong siêu thị thì xử lý như thế nào, nhớ số điện thoại của cha mẹ và các thông tin về nơi sinh sống…

Có nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy về tâm lý sư phạm, TS. Võ Văn Nam (Khoa Tâm lý Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) đánh giá cao vai trò của  giáo dục KNS cho trẻ hiện nay, nhất là trong bối cảnh giáo dục lâu nay phần nhiều chú trọng đến kiến thức hàn lâm, ít quan tâm đến thực hành; tập trung vào lý luận thiếu tính thực tiễn gần gũi cuộc sống. “Giáo dục KNS hiện nay còn nặng nhiều về tâm lý “để dành”, có nghĩa là dạy những kiến thức để đợi đến khi học sinh tốt nghiệp ra trường mới đưa vào thực hành chứ không phải là để các em ứng dụng vào chính cuộc sống hàng ngày, hiện tại của các em”, TS. Nam chia sẻ.

K năng sng phi đưc coi là yếu t then cht

Trong yêu cầu phát triển toàn diện cho học sinh mà Bộ GD-ĐT đặt ra, KNS được coi là yếu tố then chốt, quan trọng, giúp học sinh trở thành công dân toàn cầu, hội nhập quốc tế. Trong đó ở từng bậc học, Bộ GD-ĐT quy định những yêu cầu cụ thể trong việc giáo dục KNS, cụ thể: Ở bậc mầm non, giáo dục KNS là định hướng để giúp trẻ phát triển thể chất, trí tuệ, tình cảm, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách; ở bậc tiểu học, nội dung giáo dục KNS thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, lồng ghép trong các môn học; ở bậc THCS và THPT, KNS được giáo dục đa dạng hơn qua các chuyên đề, hoạt động Đoàn – Đội, tiết học tự chọn…

Thậm chí, TS. Nam cho rằng giáo dục KNS còn được thổi phồng một cách quá đáng, biến thành môn học đậm chất thực tế. Do đó mới dẫn đến tình trạng giáo viên muốn dạy chữa cháy cho trẻ thì đốt lửa lên, dạy về kiến thức bảo vệ môi trường thì dẫn trẻ ra đường nhặt rác… “Thật ra, giáo dục KNS không hoàn toàn đòi hỏi như vậy. Có nghĩa là dạy về con bò thì không nhất thiết phải dẫn trẻ vào chuồng bò hay dẫn con bò lên lớp học để học sinh trực quan. Trực quan theo kiểu này là máy móc, khô cứng dẫn đến phản tác dụng. Trực quan trong giáo dục KNS là làm sao để các em hiểu được bản chất, tính chất của vấn đề, nhận diện được vấn đề và rút ra bài học. Tức là sẽ vẫn cần đến lý thuyết gần gũi cuộc sống chứ không nhất nhất bê nguyên xi thực tiễn vào một cách thô thiển”, TS. Nam phân tích.

Vì vậy, TS. Nam nhận định, giáo dục KNS cho trẻ hiện nay đang “vừa thừa, vừa thiếu”. Ông đề nghị Bộ GD-ĐT cần có một chương trình sàng lọc, dạy những kiến thức cần thiết, phải phù hợp với lứa tuổi. Làm sao để những kiến thức đó trẻ có thể áp dụng mỗi ngày, hình thành nên thói quen, hành động, kỹ năng chứ không phải học để biết những kiến thức cao siêu… Đặc biệt, khi giáo dục KNS cho trẻ thì giáo viên phải có kỹ năng, tránh việc dạy KNS cho trẻ nhưng giáo viên lại yếu, thiếu về KNS.

Bài, ảnh: Yến Hoa

 

Bình luận (0)