Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Trường nghề: Tránh tư duy đào tạo “bằng thật… nhưng kiến thức giả”

Tạp Chí Giáo Dục

Hin nay các doanh nghip (DN) mong mun trưng ngh phi dy tht, hc tht, không th chp nhn “sn phm” ra trưng có bng tht… nhưng kiến thc gi.

Ông Lê Đình Túc (Giám đc Công ty CP dch v Nhà Sch) phát biu

Lo ngi v tính k lut ca ngưi hc

Bà Nguyễn Thị Lý (Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức) cho biết: “Hợp tác với DN không chỉ tạo điều kiện cho sinh viên thực tập, thực hành, giải quyết việc làm… mà còn để đưa giáo viên của trường đến DN tìm hiểu thực tế xã hội đang cần gì để truyền đạt lại cho người học. Thời gian học ở nhà trường chỉ là kiến thức nền tảng, thực tập tại DN sẽ cho sinh viên trải nghiệm thực tế. Vì thế nhà trường rất mong muốn DN tham gia mạnh hơn trong tiếp nhận sinh viên, phía nhà trường cũng tạo điều kiện cho DN và sinh viên linh hoạt trong tiến độ đào tạo”.

Bàn về năng lực của sinh viên sau khi tốt nghiệp, ông Lê Mai Hữu Tâm (Tổng Giám đốc Công ty CP Sản xuất thiết bị Điện công nghiệp Cát Vạn Lợi) cho rằng, sở dĩ các nước trong khu vực và thế giới phát triển là nhờ tính kỷ luật. Quyết định thành công trong nghề nghiệp, kiến thức chỉ chiếm khoảng 5%, còn lại là tính kỷ luật và thái độ. Trong khi đó, sinh viên Việt Nam hiện nay rất kém về tính kỷ luật, không ít sinh viên đến DN thực tập cả ngày chỉ biết làm công việc được phân công. Sẽ thiệt thòi, thua kém nếu sinh viên đi thực tập mà không chủ động giao lưu, phụ việc ở các phòng chuyên môn khác. “Chúng tôi nhận sinh viên thực tập có lương khoảng 100.000 đồng/ngày nhằm tạo động lực cho các em học tập và làm việc tốt hơn. Để sinh viên trưởng thành sớm trước khi bước vào môi trường DN, phía nhà trường cần có chương trình nâng cao kỹ năng cho các em”, ông Tâm đề xuất.

Trước lo ngại của DN về tính kỷ luật của sinh viên, ông Nguyễn Xuân Toán (Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức) khẳng định, ngoài cung cấp kiến thức, nhà trường luôn đặt ra yêu cầu về tính kỷ luật, tác phong công nghiệp, kỹ năng cho sinh viên. Theo ông Toán, trong quyết định thực tập của sinh viên, DN trực tiếp chấm điểm cho môn học (chiếm 60% điểm), nếu sinh viên không đủ điểm này sẽ không được công nhận tốt nghiệp.

Bng cp ch đ tham kho

Ông Nguyễn Anh Tùng (Giám đốc Công ty CP Kỹ thuật công nghệ TTT) kỳ vọng: Ngay từ đầu, việc tìm hiểu về công việc trong tương lai là rất quan trọng. Cụ thể là những khó khăn, góc khuất của nghề nghiệp trong tương lai các em phải tìm hiểu để định hướng nghề nghiệp đúng đắn. Khi phỏng vấn, chúng tôi xem bằng cấp của sinh viên chỉ để tham khảo, quan trọng hơn hết là trình độ ngoại ngữ, kỹ năng mềm… của các em. Ông Tùng cho rằng mỗi DN có đặc thù riêng, DN nào cũng có vấn đề cần giải quyết với sinh viên. “Để sinh viên đáp ứng với yêu cầu công việc, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ chi phí khắc phục. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời, sẽ hay hơn nếu ngay từ đầu nhà trường thay đổi tư duy đào tạo, nghiêm khắc hơn với người học. Bằng thật, kiến thức giả là loại sản phẩm được đào tạo từ sự dễ dãi”, ông Tùng thẳng thắn nhìn nhận.

Tương tự, ông Lê Đình Túc (Giám đốc Công ty CP dịch vụ Nhà Sạch) chia sẻ: Nhà trường không thể cầu toàn trong đào tạo sinh viên, nhưng nhà trường phải cố gắng xây dựng cái riêng, cốt cách văn hóa của đơn vị. Chương trình đào tạo phải được lồng ghép các phần kiến thức gồm khoa học cơ bản; phát triển kỹ năng mềm (công nghệ, giao tiếp, ứng xử, quản lý thời gian, xây dựng kế hoạch…). Theo ông Túc, thực tế sinh viên còn rụt rè, đây là nguyên nhân khiến các em không thể làm được việc. Nếu sinh viên thiếu tự tin ở chính mình thì DN cũng không thể tin vào các em. Bản thân sinh viên phải xây dựng tinh thần học thật, không đối phó để thi, để lấy cho được tấm bằng. Do đó, để giúp các em vững kiến thức chuyên môn, tự tin với chính mình, nhà trường cần thay đổi nhận thức của các em. Có thể mời chuyên gia nói chuyện về sự “thành công và thất bại” trong công việc, truyền cảm hứng để xây dựng chí hướng cho sinh viên.

T.Anh

 

Bình luận (0)