Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Giúp trẻ vào lớp 1 thật vững vàng

Tạp Chí Giáo Dục

Kết thúc giai đon bc hc mm non, tr li tiếp tc bưc vào mt giai đon mi trong cuc đi đó là vào lp 1.

Nếu như ở mẫu giáo, hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi, thì lứa tuổi học sinh tiểu học hoạt động học tập là hoạt động rất quan trọng. Song, sự thích ứng được môi trường mới, hoạt động mới là vấn đề khó khăn mà không ít trẻ khó vượt qua thậm chí trở thành nỗi ám ảnh, sợ sệt khi bước vào lớp 1. Tôi cũng có con gái năm nay vào lớp 1, mấy ngày vừa rồi dù chỉ đến trường để làm quen với trường mới, thầy cô, bạn bè nhưng cháu thường xuất hiện các biểu hiện như: Không thích đi học, không thích bạn mới, không muốn tối nào cũng phải vào bàn học, gặp thầy cô là sợ, đi học nhất định phải có mẹ hoặc ba đi vào lớp, buổi tối thường khó ngủ vì sợ ngày mai phải đi học, có hôm còn nói dối bị ốm để được ở nhà…

Biểu hiện thường thấy ở đầu tiểu học: Các em sẽ gặp những khó khăn trong việc thực hiện nội quy học tập, khả năng điều khiển các hoạt động tâm lý của bản thân còn kém. Các em chưa ý thức được rõ giới hạn giữa chơi và việc học nên gặp nhiều khó khăn trong khi chuyển trạng thái từ hoạt động chơi sang học, trẻ chưa biết phân bố thời gian học tập giữa các môn sao cho phù hợp. Các em cũng khó thiết lập mối quan hệ với thầy cô, bạn bè.

Không ít phụ huynh khó hình dung được rằng bước sang một môi trường học tập mới, trẻ hoàn toàn lạ lẫm, các em chưa được chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi học, chưa tìm thấy được hứng thú trong học tập, những điều mới lạ trong những bài học còn trừu tượng chưa kích thích được tính tự giác, tích cực của trẻ. Vì thế, trẻ chưa hình thành được cách thức học tập khoa học và hiệu quả. Có những bậc phụ huynh cứ nghĩ rằng cho con ăn uống, may sắm áo quần và sách vở đầy đủ là đã quan tâm đến con cái. Trong khi đó, điều trẻ cần là cha mẹ hay người lớn phải chỉ dẫn các em hiểu rõ nội quy học tập cần phải làm gì? Làm như thế nào? Làm để được cái gì? Trẻ gặp khó khăn tâm lý trong học tập còn do gia đình thờ ơ, không quan tâm hoặc quá quan tâm đến trẻ, làm cho các em bối rối khi bước vào và làm quen với môi trường học mới. Cần phải kể đến nguyên nhân cách dạy, cách quản lý giáo dục của giáo viên chưa phù hợp với từng đối tượng học sinh, các em ngỡ ngàng, khó làm quen trước những họat động giáo dục của giáo viên mới (ở mẫu giáo thì số lượng ít, các bé được cưng chiều, học cho vui…).

Các bậc phụ huynh nên chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho trẻ, ngoài những bộ quần áo, đồ dùng học tập… thì việc tạo cho trẻ một tâm lý sẵn sàng là rất quan trọng. Hãy thường xuyên nói với trẻ biết trước về môi trường mới, có đội ngũ thầy cô mới, nội dung học tập mới, những khó khăn cũng như thuận lợi nhất định để trẻ tập làm quen ngay ở nhà.

Giáo viên chủ nhiệm cần phải thường xuyên trao đổi, giao lưu, ca hát để các em có thể dễ dàng kết bạn, tạo bầu không khí tâm lý thân thiện. Bản thân cha mẹ cần quan tâm động viên thường xuyên trẻ ngay những ngày tuần đầu để trẻ có thể thích nghi tốt. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên phối hợp với thầy cô giáo để nắm vững tâm lý trẻ, nếu có biểu hiện khác thường hoặc rối nhiễu tâm lý thì cần thiết phải điều chỉnh để giúp trẻ cân bằng tâm lý. Đồng thời cha mẹ cũng không quá chú trọng việc dạy chữ, làm toán cho trẻ những ngày đầu lớp 1 bởi nếu trẻ thích nghi chậm thì có khi lại phản tác dụng. Đội ngũ thầy cô hãy thực hiện tốt việc giáo dục trẻ làm cho trẻ thêm yêu bạn bè, thầy cô, trường lớp và đặc biệt là giúp các em tâm lý thích đến trường, coi đó là một niềm vui.

Nguyn Văn Công 
(Ging viên tâm lý Trưng ĐH Nguyn Hu)

 

Bình luận (0)