Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Ý tưởng nhà ở “Tokyo 2050” của Sony hình dung con người sống trên những chiếc vỏ nổi ngoài biển

Tạp Chí Giáo Dục

Con người đang không ngừng tìm tòi ra các giải pháp nhà ở cho con người trong tương lai nếu một ngày biến đổi khí hậu chạm tới ngưỡng cực đoan và con người không còn nơi để sinh sống trên đất liền.
Biến đổi khí hậu, băng tan chảy và sự giãn nở nhiệt của nước biển ấm lên có thể dẫn đến tình trạng mực nước biển dâng cao và đe dọa lớn đối với nền văn minh nhân loại. Mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng khoảng (21–24 cm) kể từ năm 1880 và tiếp tục tăng hàng năm ở mức báo động.
Mô hình nhà ở trên biển với sự hợp tác của các nhà khoa học viễn tưởng
Mô hình nhà ở trên biển với sự hợp tác của các nhà khoa học viễn tưởng.
Một dự án mới mang tên "One Day, 2050" của Sony hình dung ra tương lai và cách con người sẽ sống ở Tokyo vào năm 2050. Một trong những sản phẩm của dự án là mô hình nhà ở trên biển với sự hợp tác của các nhà khoa học viễn tưởng.
Công ty giải thích dự án gồm những từ khóa chủ đề bao trùm như "2050","Tokyo" và "lãng mạn", các nhà thiết kế và nhà viết truyện khoa học viễn tưởng của Sony đã tổ chức các hội thảo để khám phá cuộc sống, môi trường sống, các giác quan và trạng thái hạnh phúc vào năm 2050. Những nỗ lực sáng tạo đã góp phần tạo ra một loạt các nguyên mẫu thiết kế và truyện ngắn khoa học viễn tưởng.
Mỗi nguyên mẫu thiết kế sẽ nêu lên ý tưởng về dịch vụ hoặc sản phẩm có liên quan đến thông điệp của từng chủ đề.
"Môi trường sống" có các cộng đồng du mục trên biển, nơi họ cùng tồn tại với thiên nhiên. Hình dung cuộc sống trong một tương lai không xa, các thành phố ven biển được thay thế bằng nhà nổi dành cho những người tị nạn do tác động của biến đổi khí hậu và những người mất nhà cửa do nước biển dâng. Không có đất để sinh sống, con người phải tái định cư trên những ngôi nhà dạng vỏ và trôi dạt trên đại dương, tìm kiếm nguồn thức ăn và tìm nơi trú ẩn an toàn.
Theo Sony, những ngôi nhà dạng vỏ nổi có cấu trúc kép sẽ luôn ổn định ngay cả khi có mưa bão. Bên ngoài lớp vỏ được thiết kế để ngăn sóng và giảm rung lắc. Bên trong nhà này là nơi con người sinh hoạt.
Những ngôi nhà dạng vỏ nổi có cấu trúc kép sẽ luôn ổn định ngay cả khi có mưa bão.
Những ngôi nhà dạng vỏ nổi có cấu trúc kép sẽ luôn ổn định ngay cả khi có mưa bão.
Các khoang rộng rãi có ba tầng để sinh hoạt cả trên và dưới nước, và cả ba đều được kết nối với cầu thang. Vì dự án và nguyên mẫu mới chỉ dừng ở mức ý tưởng nên tiện nghi trong các khoang không được mô tả chi tiết. Nhưng chúng ta có thể tưởng tượng nó sẽ có thiết kế và nội thất như boong-ke trong các bộ phim viễn tưởng.
Để di chuyển trong nước, những ngôi nhà này sử dụng vòi phun nước. Ngoài pin nằm ở dưới cùng của nhà và bình năng lượng, lớp vỏ được trang bị các tấm pin năng lượng trên mái nhà để hấp thụ năng lượng Mặt trời. Ngoài ra, ngôi nhà sẽ tự làm sạch nước bằng hệ thống máy bơm lọc trong lúc di chuyển trên đại dương.
 Những ngôi nhà này sẽ có thiết kế và nội thất như boong-ke trong các bộ phim viễn tưởng.
 Những ngôi nhà này sẽ có thiết kế và nội thất như boong-ke trong các bộ phim viễn tưởng.
Khi hai hoặc nhiều ngôi nhà gặp nhau, chúng có thể tạo thành một cấu trúc giống như tổ ong và thậm chí là cả "thành phố biển". Khi kết nối, chúng cũng có thể truyền năng lượng từ bình năng lượng này sang bình năng lượng khác bất cứ lúc nào và tạo thành một hệ thống điện.
HT (theo khoahoc.tv)

Bình luận (0)