Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Ngành giáo dục với bình ổn giá học phí

Tạp Chí Giáo Dục

Bình n giá hc phí các cơ s giáo dc mm non và ph thông ngoài công lp. Đây là mt trong nhng nhim v trng tâm trong công tác kế hoch tài chính ngành GD-ĐT TP.HCM năm 2021 đưc ông Lê Hoài Nam – Phó Giám đc S GD-ĐT TP.HCM đưa ra trong Hi ngh tng kết Công tác kế hoch tài chính năm 2020 và trin khai nhim v năm 2021.


Năm 2021, ngành GD-ĐT TP.HCM s
 tp trung bình n giá hc phí các cơ s giáo dc mm non và ph thông ngoài công lp (hình minh ha)

Nêu ra 3 nhiệm vụ trọng tâm với 4 nhóm giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác kế hoạch tài chính năm 2021: nhóm giải pháp nâng cao chất lượng công tác kế hoạch hóa giáo dục, thống kê và xã hội hóa giáo dục; nhóm giải pháp đổi mới công tác quản lý tài chính và tài sản; nhóm giải pháp tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học; nhóm giải pháp ở các nhiệm vụ khác…, lãnh đạo ngành GD-ĐT TP chỉ rõ: năm 2020 công tác kế hoạch tài chính của ngành vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. Cụ thể, công tác xây dựng kế hoạch ở một số quận huyện vẫn còn nặng nề, thiếu định lượng, chưa sát thực tế. Tiến độ xây dựng đề án quy hoạch phát triển ngành và lộ trình xã hội hóa còn chậm, trang thiết bị và nguồn lực tài chính chưa đáp ứng yêu cầu phát triển quy mô trường lớp. Việc phát triển mạng lưới trường ngoài công lập còn mang tính tự phát, chưa đảm bảo quy hoạch phù hợp. Công tác rà soát số liệu ở một số địa phương còn mang tính hình thức, chưa khoa học.., dẫn đến không đồng nhất về số liệu trong quản lý ngành. Về cơ sở vật chất, ở một số trường học chưa đảm bảo theo quy định, tiến độ xây mới, nâng cấp mở rộng còn chậm so với tốc độ tăng của phát triển mạng lưới trường lớp, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia còn thấp. Tiến độ triển khai thực hiện các dự án còn kéo dài do nhiều vướng mắc, hạn chế số phòng học mới đưa vào sử dụng, ảnh hưởng đến chỉ tiêu 300 phòng học/10.000 dân. Ngoài ra, thực tế nhu cầu hoạt động để đảm bảo chất lượng dạy và học trên toàn ngành là rất lớn song định mức đầu tư ngân sách theo quy định tỷ lệ 80:20 chi cho con người và chi cho hoạt động đang thực hiện còn thấp so với yêu cầu… Đặc biệt, một số pháp lý về quản lý tài chính và tài sản hiện nay chưa phù hợp với tình hình thực tế nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 đối với quản lý về học phí và các khoản thu khác ở trường ngoài công lập. Công tác quản lý, sử dụng tài sản toàn ngành vẫn còn nhiều bất cập…

“Tập trung nâng cao hiệu quả ứng dụng phần mềm tin học trong công tác thu thập dữ liệu thống kê giáo dục trên hệ thống cơ sở dữ liệu ngành, đẩy nhanh chuyển đổi số trong lĩnh vực thống kê đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý song song xác định mục tiêu đổi mới công tác tổ chức và quản lý thu chi tài chính tại 100% đơn vị thuộc ngành giáo dục, ứng dụng CNTT sử dụng hiệu quả phần mềm kế toán, phần mềm quản lý nguồn thu. Đặc biệt là xây dựng được mức thu phù hợp và hoàn chỉnh cơ chế tài chính nhằm thực hiện xây dựng mô hình trường tiên tiến theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế ở tất cả các bậc học, cấp học trên địa bàn TP, nhấn mạnh bình ổn giá học phí các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông ngoài công lập. Đồng thời, các đơn vị tiếp tục thẩm định, trình hồ sơ đề án quản lý tài sản công theo Nghị định 151/2017/NĐ-CP của Chính phủ…”, ông Nam nhấn mạnh.

Theo báo cáo, dự toán kinh phí năm 2020 toàn ngành GD-ĐT TP tăng 4,66% so với chi ngân sách thường xuyên năm 2019. Năm 2020, 100% đơn vị giáo dục do Sở GD-ĐT trực tiếp quản lý đã xây dựng được phương án tự chủ, được UBND TP ban hành quyết định tiếp tục giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ giai đoạn 2018-2020. Ngành đã thực hiện tốt chế độ chính sách miễn giảm, hỗ trợ chi phí học tập và chế độ chính sách cho các đối tượng theo quy định ngành.

Qua rà soát trên 21 quận huyện và TP.Thủ Đức về kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016-2020, toàn TP có 832 dự án, quy mô 15.940 phòng học. Tính đến tháng 12-2020, toàn TP mới đạt 292 phòng học/10.000 dân. Cạnh đó, tổng kết công tác triển khai Quyết định 02/2003/QĐ-UB ngày 3-1-2003 của UBND TP về quy hoạch mạng lưới trường lớp tại TP.HCM đến năm 2020, kết quả cho thấy đến năm 2020, đất giáo dục hiện hữu đạt tỷ lệ 57,84% so với chỉ tiêu. Riêng trong năm 2020, toàn TP có 90 dự án với 1.371 phòng học mới trong đó số phòng học tăng thêm là 868 phòng với tổng mức đầu tư là 4 tỷ 575.601 triệu đồng.

Cũng trong năm 2020, ngành tiếp tục triển khai thực hiện tốt các nội dung nghị định quản lý tiền mặt của Chính phủ, tạo bước đột phá trong đổi mới cơ chế tài chính giáo dục TP với 100% các đơn vị trực thuộc sở được tập huấn phần mềm quản lý thu miễn phí cho các đơn vị để thực hiện thu thông qua các hình thức thu không dùng tiền mặt. Tốc độ thực hiện xây dựng mô hình trường tiên tiến theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế được tiếp tục thực hiện, đến nay đã có 44 đơn vị được UBND TP phê duyệt triển khai xây dựng mô hình này.

Hoàng Hi Yến

 

 

Bình luận (0)