Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Tăng cường công tác phòng dịch trong nhà trường

Tạp Chí Giáo Dục

D báo công tác phòng chng dch trong nhà trưng sau Tết Nguyên đán có th s có biến đng, S GD-ĐT TP.HCM đã yêu cu các trưng phi tăng cưng hơn na công tác phòng dch, phi hp cht ch vi ph huynh nm bt kp thi tình hình sc khe ca hc sinh…


Hc sinh tiu hc đưc hưng dn nâng cao ý thc phòng dch Covid-19

Yêu cu cao trong công tác phòng dch

Với gần 4.000 học sinh, Trường Tiểu học An Hội (Q.Gò Vấp) là một trong những cơ sở giáo dục có số lượng học sinh đông nhất, nhì TP.HCM. Trong bối cảnh dịch Covid-19 còn phức tạp, để đảm bảo an toàn cho học sinh khi đến trường, duy trì việc dạy và học trực tiếp được ổn định, hiệu quả là vấn đề được nhà trường đặc biệt chú trọng. Cô Ngô Thị Thúy Lan (Phó Hiệu trưởng nhà trường) thông tin, để trẻ được đến trường an toàn trong mùa dịch, nhà trường thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch như phân luồng học sinh, chia ca lệch giờ ra vào trường, đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn, phân khu vực vui chơi… Dù vậy, học sinh tiểu học còn rất nhỏ, chưa được tiêm vắc-xin, trong đó, riêng trẻ lớp 1 lần đầu tiên đến trường nên ở một vài khâu, nhà trường cũng gặp khó khăn nhất định. “Ngay khi học sinh đi học lại, nhà trường đã triển khai bán trú, dù vậy, công tác bán trú cho học sinh gặp khó khăn khi trẻ còn nhỏ, lần đầu tiên được đến trường gặp gỡ bạn bè, thầy cô. Đặc biệt là việc giữ khoảng cách với nhau”, cô Lan bày tỏ.

Trước khó khăn này, cô Lan cho biết nhà trường đẩy mạnh khâu phối hợp với phụ huynh, tiếp tục duy trì các kênh liên lạc trực tuyến và trực tiếp với phụ huynh, làm sao tạo sự xuyên suốt, thường xuyên trong công tác phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh. “Vì học sinh tiểu học, nhất là lớp 1 và lớp 2, các em khó có thể thông tin đầy đủ về biểu hiện sức khỏe mình gặp phải cho giáo viên chủ nhiệm. Do đó, phụ huynh phải là người hỗ trợ giám sát, nhận biết và thông báo kịp thời đến giáo viên, nhà trường biểu hiện sức khỏe mà con gặp phải. Ngoài ra, khi người thân của trẻ có biểu hiện về sức khỏe thì phụ huynh cũng cần phải báo để nhà trường có biện pháp xử lý phù hợp, kịp thời”, cô Lan nói.


Hc sinh đưc hưng dn ra tay sát khun trưc khi vào lp

Tương tự, với hơn 95% học sinh trở lại trường và gần 70% học sinh tham gia bán trú, thầy Văn Nhật Phương (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Đình Chinh, Q.11) đánh giá đây là con số mơ ước trong mùa dịch. Con số trên cho thấy sự đồng thuận cao của phụ huynh song cũng đặt ra cho nhà trường, giáo viên nhiều yêu cầu cao trong công tác phòng dịch, đảm bảo an toàn cao nhất khi học sinh đến trường. “Hiện nay ý thức phòng dịch của học sinh so với thời điểm dịch mới xuất hiện đã cao hơn rất nhiều. Các em rất có ý thức về việc đeo khẩu trang, rửa tay. Thế nhưng, do còn nhỏ, việc này cần phải được giáo viên nhắc nhở và hướng dẫn thường xuyên để hình thành thói quen cho các em, giúp công tác phòng dịch, giảng dạy của nhà trường được hiệu quả, đảm bảo”, thầy Phương bày tỏ.

Mô hình “đôi bn cùng hc”

Cô Lê Thanh Hương (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo, Q.1) cho biết học sinh đến trường học trực tiếp là mong mỏi của nhà trường và giáo viên. Vì thế, khi học sinh được đến trường, mọi thành viên trong nhà trường đều hết sức nỗ lực, chịu cực hơn một chút khi vừa lo thực hiện tốt chuyên môn giảng dạy, rèn luyện học sinh, vừa tạo môi trường giáo dục vui tươi để các em ham thích đến trường, đặc biệt là phải căng sức trong phòng dịch. “Khi dạy và học trực tiếp, mỗi thầy cô phải sắm rất nhiều vai. Ở vai nào cũng đều nỗ lực thực hiện tốt nhất. Song, nếu chỉ từ phía nhà trường thì cũng rất khó đạt hiệu quả cao mà còn cần đến sự đồng hành, chung sức của phụ huynh nâng cao cảnh giác”, cô Hương nói.

“Khi dy và hc trc tiếp, mi thy cô phi sm rt nhiu vai.  vai nào cũng đu n lc thc hin tt nht. Song, nếu ch t phía nhà trưng thì cũng rt khó đt hiu qu cao mà còn cn đến s đng hành, chung sc ca ph huynh nâng cao cnh giác”, cô Lê Thanh Hương (Hiu trưng Trưng Tiu hc Trn Hưng Đo, Q.1) nói.

Cùng chung nhìn nhận, thầy Dương Công Lý (Hiệu trưởng Trường THCS Lê Văn Hưu, huyện Nhà Bè) nhấn mạnh, song song với việc siết chặt các biện pháp phòng dịch trong nhà trường thì ý thức, vai trò trách nhiệm của phụ huynh cũng cần phải được nâng cao, cảnh giác hơn nữa. Thầy Lý thông tin, ngay từ khi học sinh 3 khối 7, 8, 9 cùng trở lại trường, nhà trường đã thực hiện mô hình học tập “đôi bạn cùng học”, vừa hỗ trợ học sinh cùng học tập, vừa hỗ trợ phòng dịch trong nhà trường. Mô hình đã mang lại hiệu quả khi suốt một thời gian rất dài, trong trường không xuất hiện ca F0 nào. “Mỗi học sinh sẽ cùng giúp nhau học tập, cùng giám sát sức khỏe của nhau, nhắc nhở nhau thực hiện 5K, phòng dịch. Chỉ cần một em có vấn đề sức khỏe là em còn lại sẽ thông tin ngay cho giáo viên. Không những thế, các em còn tuyên truyền nâng cao ý thức phòng dịch đến phụ huynh, trong mỗi gia đình. Có những thông tin phòng dịch phụ huynh biết nhưng không nắm rõ, không hiểu đúng thì các em sẽ thông tin lại, giúp phụ huynh không chủ quan, từ đó góp phần nâng hiệu quả phòng dịch trong nhà trường”, thầy Lý nhận định.

Tại TP.HCM, hiện nay chỉ trừ trẻ dưới 3 tuổi chưa được đến trường, còn lại việc dạy và học đã “bình thường hóa” với các bậc học. Với mật độ học sinh trong nhà trường gia tăng, trước sự lây lan của biến chủng Omicron cũng như sự gia tăng tiếp xúc xã hội trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán của phụ huynh, học sinh và giáo viên, Sở GD-ĐT TP.HCM đánh giá công tác phòng chống dịch trong nhà trường sau Tết sẽ có sự biến động. Từ dự báo này, ông Dương Trí Dũng (Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM) yêu cầu các trường phải tăng cường hơn nữa công tác phòng dịch, phối hợp chặt chẽ với phụ huynh nắm bắt kịp thời tình hình sức khỏe của học sinh; phối hợp với y tế địa phương để có hướng xử lý phù hợp trong mọi tình huống.

Bài, ảnh: Quang Long

Bình luận (0)