Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Báo động tình trạng học sinh thừa cân, béo phì: Phụ huynh không thể… ngó lơ

Tạp Chí Giáo Dục

Tp chí Giáo dc TP.HCM s 122 ra ngày 4-10-2023 có bài “Báo đng tình trng hc sinh tha cân, béo phì: “Vt vã” gim cân cho tr mm non” phn ánh v nhng nhc nhn ca giáo viên mm non khi thc hin kế hoch gim cân cho tr tha cân, béo phì (TCBP). Tuy nhiên, c năm hc gim đưc 1cm vòng bng nhưng ch 3 tháng hè li tăng thêm 4-5cm vòng bng. Và nguyên nhân chính là do phn ln ph huynh thích con “tròn tròn” nên c đ tr ăn ung th ga…


Các bé Trưng Mm non 6, Q.4 thc hin bài vn đng nhy bao b

Cô đng gim cân cho cháu na, bà ni la

Đây là câu nói mà khá nhiều giáo viên mầm non nhận được từ cha mẹ của trẻ TCBP khi nhà trường triển khai thực hiện kế hoạch chăm sóc trẻ TCBP.

Thực tế, mặc dù các bác sĩ đã cảnh báo, trẻ TCBP dễ mắc bệnh và khi mắc bệnh sẽ nguy hiểm hơn trẻ có cân nặng bình thường; tuy nhiên tâm lý đại đa số phụ huynh là thích con “tròn tròn một chút cho dễ thương”. Chính vì vậy mà “công cuộc” giảm cân cho trẻ TCBP tại các trường mầm non vô cùng vất vả.

Hiệu trưởng nhiều trường mầm non trên địa bàn TP.HCM thừa nhận, so với hàng chục năm trước, trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi nhiều hơn trẻ TCBP thì nay ngược lại. Có nhiều lớp chỉ có 1, 2 trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi, thậm chí có lớp không có trẻ nào nhẹ cân; trong khi đó lớp nào cũng có 5-7 trẻ TCBP, có lớp lên tới cả chục bé.

Chẳng hạn như Trường Mầm non 6, Q.4, mặc dù tổng số học sinh của trường chỉ khoảng 200-220 trẻ nhưng năm học nào cũng có trên dưới 50 trẻ TCBP.

Cô Lê Phương Trinh – Hiệu trưởng Trường Mầm non 6, Q.4 – thừa nhận: “Giảm cân cho trẻ TCBP ở trường mầm non rất khó. Bởi phần lớn phụ huynh đều thích con ăn được, người tròn tròn. Mặc dù nhà trường đã có khẩu phần ăn đảm bảo lượng calo đúng chuẩn nhưng ngày nào cho con đi học phụ huynh cũng bỏ vào balô của trẻ ít nhất 1 hộp sữa. Thấy con không lên cân thế nào phụ huynh cũng thắc mắc: “Ở lớp bé không chịu ăn à cô giáo, sao dạo này không thấy tăng được ký nào”…”.

Đồng tình, cô Nguyễn Bích Thủy – Hiệu trưởng Trường Mầm non Họa Mi 3, Q.5 – cũng cho biết, trong khi ở trường, giáo viên tích cực giữ cân cho các bé TCBP thì về nhà phụ huynh cho con ăn quá đà, thấy con ăn được là cha mẹ không cản. Thậm chí có phụ huynh cho con ăn tới 4 con cua. Lúc đó là buổi tối nên trẻ không tiêu hóa được, đến sáng hôm sau vào lớp, mới ăn 1-2 muỗng cháo là con ói ra hết. Thức ăn trẻ ói ra toàn là thịt cua. Nói chung là nhiều phụ huynh không muốn con giảm cân. Thấy con mi nhon một chút là hỏi giáo viên ngay. Có phụ huynh còn vào lớp nói với cô giáo: “Cô ơi cô đừng giảm cân cho bé, bà nội la quá trời. Ông bà chỉ thích cháu ú nu ú na…”.

“Xóa TCBP là cả một quá trình. Ngoài sự nỗ lực của giáo viên còn cần đến sự hợp tác tích cực của phụ huynh. Theo đó, song song với việc mời bác sĩ tới trường nói chuyện với phụ huynh về những tác hại của TCBP thì giáo viên cũng tuyên truyền, vận động, thậm chí làm tư tưởng để cha mẹ phối hợp với cô thực hiện việc giảm cân cho trẻ tại nhà. Với những “ca khó” thì mời phụ huynh vào trường trực tiếp xem các bé TCBP vận động để tăng chiều cao nhưng không tăng cân nặng. Khi nhìn thấy con vui vẻ hơn, nhanh nhẹn hơn và hứng thú với việc giảm cân thì phụ huynh đồng tình với cô giáo. Theo đó về nhà cha mẹ cũng điều tiết chế độ ăn uống của trẻ, hạn chế những thức ăn gây TCBP; đồng thời khích lệ trẻ làm việc nhà – những công việc vừa sức của trẻ để tiêu hao năng lượng…”, cô Thủy cho biết.

Tránh thái đ cc đoan vi tr tha cân, béo phì

Theo ThS.BS Dương Công Minh – Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM, lứa tuổi mẫu giáo nhà trẻ cơ thể đang tăng trưởng và phát triển, do đó chỉ giảm tốc độ tăng cân và đảm bảo cho sự tăng chiều cao theo lứa tuổi. Các trẻ TCBP cần được hướng dẫn theo dõi bởi bác sĩ dinh dưỡng để tránh thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Theo đó, trẻ vẫn ăn chế độ ăn phù hợp với nhu cầu sinh lý hoặc chỉ giảm chút ít. Đặc biệt đảm bảo nhu cầu đạm và canxi cho trẻ (sữa, thịt, trứng, đậu…). Đồng thời, người lớn cần hạn chế thời gian trẻ thụ động – nằm, ngồi xem ti vi dưới 1 giờ/ngày, không cho trẻ ngồi lâu một chỗ. Tập cho trẻ làm một số công việc ở lớp phụ cô và ở nhà phụ gia đình. Cho trẻ đi bộ ở bất cứ nơi nào, lúc nào có thể. Phối hợp nhiều biện pháp khác nhau để giúp trẻ có một lối sống năng động, nhanh nhẹn, hoạt bát…

“Tránh  thái độ cực đoan với trẻ TCBP”, BS Minh khuyến cáo.

“Trẻ nhỏ càng béo càng tốt, càng “sổ sữa” càng dễ thương là một quan niệm sai. Thật ra, trẻ nhỏ béo phì đã có nguy cơ tăng các rối loạn chuyển hóa lipid, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa đường huyết, thoái hóa mỡ gan, ảnh hưởng về tâm thần xã hội… Thậm chí 20-30% tiếp tục béo phì cho đến tuổi trưởng thành. Điều đáng nói là béo phì xuất hiện từ nhỏ cho đến lớn rất khó chữa trị và thường là béo phì nặng”, BS Minh nói.

Cũng theo BS Minh, khi thấy con TCBP, phụ huynh không nên quá lo sợ, bắt trẻ kiêng ăn quá mức; giễu cợt, “chọc quê” để trẻ bớt ăn, quá nhấn mạnh đến hình dáng trẻ, đến chuyện giảm cân. Trẻ đang tăng trưởng và phát triển nên rất nhạy cảm với sự thiếu hụt chất dinh dưỡng như các vitamin và muối khoáng, đặc biệt chất đạm, canxi, vitamin D… Việc chế giễu, quá nhấn mạnh đến vóc dáng vào mục tiêu giảm cân tạo một sức ép về tâm lý có thể dẫn đến tình trạng trẻ tự ti mặc cảm, cô độc và xuất hiện các rối loạn hành vi ăn uống như háu ăn quá mức hay ngược lại là chán ăn tâm lý rất khó chữa trị, có tỷ lệ tử vong khá cao.

“Người chăm sóc trẻ, người tiếp xúc với trẻ TCBP cần có thái độ quan tâm đúng mức trên cơ sở hiểu biết, không có thái độ phân biệt giữa trẻ TCBP và các trẻ khác; giúp trẻ có thói quen ăn uống tốt và vận động hơn là nhấn mạnh đến hình thể, sự giảm cân”, BS Minh nhấn mạnh.

Kim Anh

 

Bình luận (0)