Một tiểu hành tinh, được các nhà khoa học phát hiện chỉ cách đây 6 hôm trước, vừa băng qua Trái Đất ở khoảng cách rất gần vào 7h40 sáng (giờ Việt Nam) ngày 3/1.
Ảnh minh họa.
|
Theo thang đánh giá của NASA, bất kỳ tiểu hành tinh nào di chuyển cách Trái Đất trong vòng 7.403.000 km đều được xếp vào mức độ “nguy hiểm”.
Tốc độ của tiểu hành tinh được đặt tên 2017 YD7 lên tới 37.800 km/h – gấp 5 lần tốc độ của một chiếc máy bay siêu thanh Bắc Mỹ X-15.
Trước đó, tiểu hành tinh này (có đường kính dao động từ 6 tới 21 m) lần đầu tiên được Đài thiên văn Mount Lemmon Survey ở bang Arizona (Mỹ) phát hiện vào ngày 28/12.
Hiện NASA không có đủ khả năng để làm chệch hướng một tiểu hành tinh trong trường hợp nó đang hướng thẳng về Trái Đất, nhưng cơ quan hàng không vũ trụ hàng đầu này có thể giúp giảm nhẹ ảnh hưởng và đưa ra các phương án bảo vệ sự sống và tài sản trên Trái Đất.
Các phương án bao gồm sơ tán vùng bị ảnh hưởng và di chuyển cơ sở hạ tầng quan trọng.Theo lời người phát ngôn của NASA trên báo Anh Express vào tuần trước, tính đến ngày 24/12, giới khoa học đã phát hiện được khoảng 17.495 vật thể gần Trái Đất (NEO) và 17.389 tiểu hành tinh.
Bình luận (0)