Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Có hay không thành ngữ… phi lý?

Tạp Chí Giáo Dục

Trên báo chí gn đây, có bn đc nêu quan đim: “Đành rng, trong tiếng Vit, thành ng là nhng t ng đưc dùng lâu, nhiu ngưi dùng thành quen và đưc chp nhn, nghe thun tai. Nhưng khi nhng t ng tr thành thành ng thì nghĩa ca nó phi hp lý”. Nhn xét trên là hết sc xác đáng vi đa s thành ng tiếng Vit. Tuy nhiên, bên cnh đó cũng còn mt b phn nh nhng thành ng mà thot nghe qua, nghĩa ca nó li hết sc… phi lý!

Mt tiết hc môn văn vi ch đ Phát biu t do ti Trưng THPT Tây Thnh, TP.HCM (nh minh ha). Ảnh: N.T

Có thể tìm ra nhiều thành ngữ “phi lý” như vậy trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, như: Cao chạy xa bay, im hơi lặng tiếng, nhường cơm sẻ áo, tối lửa tắt đèn, ruồi bu kiến đậu, mũi chỉ đường kim, hòn tên mũi đạn, tô son điểm phấn, mò cua bắt ốc, chăn êm nệm ấm…

1. Ai cũng biết “Thành ngữ là những cụm từ cố định có tính hoàn chỉnh về ngữ nghĩa, vừa có tính gợi cảm” (Nguyễn Thiện Giáp) nhằm diễn tả một ý nghĩa, khái niệm nào đó thông qua một hình ảnh gợi tả, sinh động. Các thành tố tạo nên thành ngữ thường sắp xếp theo từng đôi một, cùng trường nghĩa với nhau, có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho nhau, cùng tạo nên một nghĩa khái quát: Chân lấm tay bùn = chân, tay + lấm, bùn; Đánh đông dẹp bắc = đánh, dẹp + đông, bắc; Chân đồng da sắt = chân, da + đồng, sắt. Trong trường hợp này có thể thay đổi vị trí các thành tố trong câu cho nhau mà không hề ảnh hưởng gì đến hình thức, ngữ nghĩa của cả thành ngữ (nếu có thì chỉ là sự không thuận tai về mặt ngữ âm, hay theo thói quen sử dụng mà thôi). Thay da đổi thịt = đổi thịt thay da = thay thịt đổi da. Chân lấm tay bùn = tay bùn chân lấm = chân bùn tay lấm.

Nhưng có nhiều trường hợp thì khó/ không thể thay đổi vị trí như trên được vì nó tạo nên một hình ảnh không phù hợp với hiện thực, phi logic tự nhiên, không thấy ai sử dụng:

Vế thun

Vế đo

  Bủa lưới phóng lao

  bủa lao phóng lưới (-)

  Mẹ góa con côi 

  mẹ côi con góa (-)

  Đầu bạc răng long

  đầu long răng bạc (-)

Nhưng trong thực tế lại có một số thành ngữ cấu tạo theo kiểu “phi lý” như vậy đã tồn tại hiển nhiên trong vốn thành ngữ nước ta từ bao đời nay, và được sử dụng một cách tự nhiên như bao thành ngữ khác.

2. Lâu nay có nhiều người thắc mắc rằng đó là những thành ngữ “phi lý”, cần phải được sửa lại theo đúng logic tự nhiên khi sử dụng. Vậy nó “phi lý” như thế nào? Có cần thiết phải chỉnh sửa hay không? Đơn cử như: “Cao chạy xa bay”, thì sự phi hiện thực của nó là rõ ràng nhất, và cũng là thành ngữ được sử dụng với tần số cao. Có người băn khoăn: “Cao hay xa? – Xin giữ âm xa chạy cao bay thì đúng hơn. Vì xa thì chạy và cao phải bay, chứ “Cao chạy xa bay” làm sao được. Câu này dịch ở “Cao phi viễn tẩu” (Vũ Văn Kính). Học giả Đào Duy Anh cũng cho rằng: “xa chạy cao bay” chỉ con thú chạy cho xa để khỏi bị săn, con chim bay cho cao để khỏi bị bắn; nghĩa bóng là trốn đi xa.

Ngược lại, Trịnh Mạnh không đồng tình với ý kiến trên: “Có người lý luận rằng: chạy đi với xa và bay đi với cao mới logic. Đây là lời Thúc Sinh khuyên Kiều khi tai họa sắp ập đến, phải thoát nhanh khỏi tay Hoạn Thư mới sống được. Vì vậy, cách nói “cao chạy xa bay” cũng gây được ấn tượng hơn, sự cần thiết phải trốn ngay được nhân lên gấp bội. Lời khuyên này còn mang một ý khẳng định. Nếu thay bằng “xa chạy cao bay” thì  tác dụng tu từ sẽ bị giảm”.

Vậy nghĩa của các thành ngữ nói chung được hình thành như thế nào? Các thành ngữ thường có cấu trúc sóng đôi, cùng tồn tại bổ sung cho nhau, tạo nên một nghĩa chung, nên ý nghĩa của các thành ngữ nói chung không phụ thuộc vào thứ tự sắp xếp của các cặp từ, có đảo vị trí các cặp từ thì ý nghĩa chung của chúng vẫn không thay đổi. Đặc điểm cơ bản nhất của thành ngữ là nghĩa của chúng được hình thành theo quy luật biểu trưng, không lệ thuộc vào nghĩa của từng thành tố cấu tạo mà đó là nghĩa khái quát, nghĩa bóng do tất cả các thành tố tạo nên, nếu tách các thành tố ra khỏi tổ hợp thì nghĩa bóng sẽ bị mất, chỉ còn nghĩa đen mà thôi. “Trong cuộc sống, người ta thường dùng một sự vật nào đó để nói lên một điều gì đó. Cách dùng như thế được gọi là biểu trưng” (Nguyễn Đức Dân). Nghĩa là các hình ảnh, khái niệm hiện hữu bề mặt của thành ngữ chỉ là nghĩa đen, khi tìm hiểu thành ngữ phải đi sâu nhận thức cho được cái nghĩa biểu trưng là linh hồn, cốt lõi của thành ngữ, đặc biệt là thành ngữ “phi lý”. Như “dây mơ rễ má” chỉ quan hệ bắc cầu giữa các đối tượng, nếu tách ra thì chỉ còn nghĩa thực vật là “dây của cây lá mơ” và “rễ của cây rau má” mà thôi, không còn nét nghĩa “mối quan hệ nữa”. Tương tự “chèo, chống” chỉ những động tác của người chèo thuyền, chống đò trên sông nước, nhưng thành ngữ “vụng chèo khéo chống” lại không liên quan gì đến nghĩa đen trên, mà nó chỉ sự giỏi chống chế, khéo ngụy biện của một số người trong cuộc sống khi làm sai một điều gì đó mà không muốn nhận, cố xuê xoa đi.

Đ tìm hiu thành ng, chúng ta cn phi đi sâu nhn thc cho đưc cái nghĩa biu trưng ca thành ng n tàng đng sau các hình nh b mt kia, đó chính là linh hn, là ct lõi ca thành ng, đc bit là thành ng “phi lý”. Và khi đã quan nim như trên, rõ ràng không còn mt thành ng nào đưc xem là thành ng “phi lý” na c.

3. Vậy có thể nói, trong thành ngữ, “ý nghĩa các từ đã hòa vào nhau để biểu thị một khái niệm mới” (Nguyễn Thiện Giáp) và vì thế, có tác giả đã dựa vào cơ chế cấu tạo mà xem chúng là loại “thành ngữ hòa kết”. Cũng cần lưu ý thêm, “quan hệ giữa các từ trong thành ngữ không theo một chiều của các thành tố trực tiếp như trong cụm từ tự do mà có tính chất chằng chéo, phức tạp, tạo ra tính cố định của thành ngữ” (Nguyễn Thiện Giáp) và để tạo ra sự đối ứng chặt chẽ, gắn bó khăng khít cả về mặt hình thức lẫn nội dung, nhiều khi, những trật tự logic thông thường trong thành ngữ không được tuân thủ, có thể thay đổi.

Như vậy, “tính biểu trưng là đặc điểm hàng đầu của thành ngữ về mặt ngữ nghĩa, là cơ chế tất yếu mà thành ngữ phải sử dụng để ghi nhận, diễn đạt những nội dung phức tạp hơn một khái niệm đơn” (Đỗ Hữu Châu).

Đã chấp nhận như trên, tức là đã xem nghĩa biểu trưng là nghĩa chính của thành ngữ nói chung, thành ngữ “phi lý” nói riêng thì chúng ta chấp nhận quy luật cấu tạo nghĩa biểu trưng, “đã hiểu theo nghĩa biểu trưng thì mỗi từ ở cặp này có thể ghép với bất kỳ từ nào ở cặp kia mà không cần quan tâm tới nghĩa đen tạo ra khi tổ hợp chúng với nhau” (Nguyễn Đức Dân).

Thực tế nhiều người không hề biết đến nghĩa đen của các thành ngữ mà họ vẫn sử dụng rất chính xác, là bởi vì họ nắm vững được nghĩa biểu trưng. Ví như thành ngữ “mạt cưa mướp đắng”, không phải ai cũng biết các nghĩa đen từ các điển tích xưa của nó “người bán cám trộn lẫn mạt cưa giả làm cám, người bán dưa lấy mướp đắng giả làm dưa”. Nhưng chỉ cần nắm được nghĩa biểu trưng “lừa đảo, bịp bợm” thì đã có thể sử dụng thành ngữ trên mà không sợ sai.

ThS. Đ Thành Dương
(Trưng b môn Ng văn, Trưng D b
ĐH dân tc TW Nha Trang)

Bình luận (0)