Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Được tạo điều kiện nhưng không sử dụng hiệu quả

Tạp Chí Giáo Dục

Sáng 13-1, chương trình tư vn tuyn sinh “Đúng ngành ngh – Sáng tương lai” ln 10 năm 2018 do Báo Giáo dc TP.HCM phi hp vi S GD-ĐT TP và ĐHQG TP.HCM t chc đã din ra ti Trưng THPT Trn Hu Trang (TP.HCM).

Mt hc sinh đt câu hi vi Ban tư vn

Tại chương trình, TS. Lê Thị Thanh Mai (Trưởng ban Công tác sinh viên, ĐHQG TP.HCM) đã cung cấp cho học sinh khối 12 của trường những nội dung cơ bản liên quan đến kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ 2018 và các lưu ý rút ra từ kỳ tuyển sinh 2017. Theo bà Mai, năm 2017 có 74% học sinh nộp hồ sơ vào ĐH-CĐ, tuy nhiên kết quả xét tuyển chỉ có 40% vào học ở các bậc học này. Chỉ tiêu bậc CĐ vẫn còn thiếu, đặc biệt là tại TP.HCM nên cơ hội cho học sinh là rất lớn. “Kỳ tuyển sinh năm 2017, Bộ GD-ĐT tạo điều kiện cho học sinh với việc không khống chế số nguyện vọng, tuy nhiên các em không sử dụng hiệu quả. Vì vậy, năm nay các em cân nhắc kỹ, khi đăng ký nguyện vọng ghi lần lượt theo thứ tự ưu tiên ngành, trường mình muốn học từ cao xuống thấp, tránh đánh mất cơ hội. Bên cạnh đó, các em nên tham khảo trước đối với một số trường có kỳ thi riêng (kiểm tra năng lực)”, bà Mai nhắn nhủ.

“Tại sao lại có kỳ thi diễn ra trước kỳ thi THPT quốc gia và các ngành có học bổng không?”. Đây là câu hỏi học sinh đặt ra đối với Trường ĐH FPT. Bà Lê Hồng Ngọc (Phó Trưởng phòng Truyền thông Trường ĐH FPT) cho biết đây là kỳ thi diễn ra vào ngày 13-5. Mỗi ngành có bài thi khác nhau với các câu hỏi trắc nghiệm về chỉ số thông minh và chỉ số cảm xúc để học sinh xác định lại lần nữa mình có phù hợp với ngành nghề hay không? Ngoài ra, ở kỳ thi này, học sinh còn làm bài luận ngắn (60 phút) nhằm kiểm tra về khả năng lập luận và phản biện. Về học bổng, bà Ngọc cho biết trường có học bổng cho tất cả các ngành từ 25%, 50%, 75% và 100% + (cả học phí và sinh hoạt phí). Trong quá trình học, sinh viên có thể tham gia làm đồ án cùng các doanh nghiệp như những nhân viên thực thụ trong thời gian 4 đến 8 tháng. Qua đó sinh viên chứng minh được năng lực của mình, doanh nghiệp ký hợp đồng tuyển dụng với sinh viên trong ngày báo cáo đồ án hoặc sau khi kết thúc năm thứ 3. “Thống kê mới nhất, có 98,3% sinh viên của ĐH FPT có việc làm ngay sau khi ra trường. Có được con số này là nhờ trường không chỉ đào tạo chuyên môn, kỹ năng mà còn trang bị kỹ năng hội nhập toàn cầu”, bà Ngọc cho biết.

Tương tự, nhiều học sinh đặt câu hỏi: “Điều gì đặc biệt thu hút người học ở Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn?”. Bà Biều Thị Thoại My (Bộ phận tuyển sinh của Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn) cho biết sinh viên được miễn phí chương trình tiếng Anh kỹ năng (39 tín chỉ) và 14 (tín chỉ) xuyên suốt từ năm 1 đến năm 3. Ra trường đảm bảo tiếng Anh TOEIC 500 và chứng chỉ MOF tin học, đủ khả năng xin việc ở bất kỳ đâu. Em Hải My (học lớp 12A5) quan tâm đến ngành tâm lý nhưng ngại nhân lực ngành này sẽ bão hòa trong nhiều năm tới. Bà Lê Thị Ngọc Thảo (Trưởng phòng Đào tạo – Khảo thí Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) khẳng định, tâm lý học là xu hướng mới của thời đại. Xã hội càng hiện đại sẽ nảy sinh nhiều vấn đề liên quan đến tâm lý, cho nên cơ hội việc làm thì luôn rộng mở nếu người học có ý thức học tốt. Tốt nghiệp ngành này có thể làm tư vấn ở doanh nghiệp, chuyên viên tham vấn học đường, tư vấn trị liệu ở phòng khám, bệnh viện… Tuy nhiên, TS. Lê Thị Thanh Mai cảnh báo đây là nghề không dễ, phải biết lắng nghe, quan sát, nhẫn nại… để phán đoán trạng thái tâm lý của người đối diện. Hơn nữa, người học phải có nền tảng kiến thức về sinh học, đặc biệt là sinh học cơ thể người. Người thành công ở lĩnh vực này phải có tố chất đặc biệt. Ngành sư phạm cũng được nhiều học sinh quan tâm. Với vấn đề này, TS. Mai lưu ý, điều kiện tiên quyết là phải có đam mê nghề, có bản lĩnh để vượt qua khó khăn, áp lực. Thành công với sự nghiệp không đo từ thu nhập mà đo từ tỷ lệ thành đạt của học sinh.

T.Anh

Bình luận (0)