Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Mỹ thuật đâu chỉ có vẽ vời!

Tạp Chí Giáo Dục

Là môn hc luôn b “ht hi” nhưng bng nhng tiết hc tích hp liên môn, s sáng to trong tng bài ging, thy Trn Đình Dũng (giáo viên m thut Trưng THCS Đc Trí, Q.1, TP.HCM) đã biến m thut thành môn hc đy hng thú cho hc sinh, vi phương châm “m thut không ch là v vi”.

Thy Trn Đình Dũng (Trưng THCS Đc Trí, Q.1) và hc sinh bên d án Tìm hiu nét đp văn hóa qua các công trình kiến trúc

Đó là những tiết học game show về màu sắc đến những dự án phân vai để thực hiện các dự án nghiên cứu về công trình kiến trúc, vẽ tranh bằng lá cây…

Hc bng gameshow

Trong tiết học mỹ thuật của lớp 6/3, bài học về giới thiệu màu sắc không chỉ dừng lại ở việc phổ biến kiến thức đơn điệu, thay vào đó thầy trò cùng nhau tham gia một game show mang tên “Bảy sắc cầu vồng”. Trong đó mỗi màu là một vòng thi, màu vàng là vòng kiểm tra kiến thức cũ, màu xanh là kiến thức mới, màu đỏ là vòng thực hành… Cả lớp phân theo 7 nhóm tương ứng với 7 màu sắc. Điều này vừa tạo cho các em niềm vui, vừa tạo hứng khởi học tập. Bên cạnh đó, các em còn được tham gia thực hành, pha màu tại chỗ. “Mỗi nhóm sẽ mang theo các bút chì màu có ghi tên của học sinh, rồi đổ vào trong từng hộp kính. Trong thời gian 60 giây, nhóm nào lựa chọn được nhiều màu sắc theo yêu cầu của thầy nhất thì sẽ thắng”, thầy Dũng cho biết.

Theo thầy Dũng, chính sự linh hoạt này không chỉ giúp kích thích sự hứng thú với môn học mà còn hướng các em tới sự vận động, là những tiết học không… ngồi yên. Em Bùi Văn Nam (học lớp 6/3) cho biết bản thân rất thích những tiết học mỹ thuật bởi “chúng em vừa được học vừa được chơi mà vẫn hiểu bài, nếu cứ ngồi không nghe thầy cô giảng thì chán lắm”.

Phân vai trong nhng d án

Với phương châm, mỹ thuật không chỉ là vẽ, thầy Dũng mạnh dạn đưa ra những dự án phân vai cho học sinh, giúp các em vừa học mỹ thuật nhưng lại được “thử sức” mình trong nhiều ngành nghề từ họa sĩ, nhiếp ảnh, nhà văn, quay phim đến thầy thuốc, nghệ nhân… “Trong dự án tìm hiểu về nét đẹp văn hóa qua các công trình kiến trúc như Hồ Con Rùa, Chợ Bến Thành, Dinh Độc Lập với học sinh khối 9, các em sẽ tìm hiểu và tự nhận vai cho mình. Với vai họa sĩ, các em sẽ vẽ tranh về công trình, nhiếp ảnh thì chụp hình, việc tìm hiểu và viết cảm nhận thuộc về vai nhà văn…”, thầy Dũng nói.

Ròng rã hai tháng thực hiện, dự án đã hoàn thành một cuốn sách mỹ thuật, lập kỷ lục trong trường với chiều dài 1,3m, nặng 30 ký. Với thầy Dũng, dự án giúp học sinh tổng hợp được kiến thức liên môn từ lịch sử, văn học, xã hội, qua đó giúp các em hiểu sâu hơn về lịch sử, văn hóa đất nước từ chính những công trình kiến trúc gần gũi.

Dự án Lá cây – nguồn dược liệu cho con người – học sinh khối 6 được thử vai trong những ngành nghề như họa sĩ, nhà sinh học, nghệ nhân hay thầy thuốc đông y. “Với mỗi vai lại có một nhiệm vụ khác nhau. Họa sĩ thì vẽ lá, nhà sinh học phải tìm hiểu về cấu trúc lá, các nghệ nhân đảm nhiệm vai trò ghép lá, còn thầy thuốc đông y phải sưu tầm được những bài thuốc từ những loại lá quen thuộc”, thầy Dũng cho biết.

Hc sinh lp 6/3, Trưng THCS Đc Trí làm thip tng bn bè

Gần 3 ký các loại lá như ổi, tre, tía tô, xoài, cọ… để hoàn thành nên những bức tranh lá, thầy Dũng cho hay, bên cạnh việc trang bị kiến thức về tác dụng chữa bệnh của những loại lá như các phương thức trị học dân gian sử dụng lá hẹ, trị tiêu chảy bằng lá ổi… để áp dụng vào trong đời sống hàng ngày, qua dự án học sinh còn được nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường xanh xung quanh mình. “Đặc biệt là giúp định hướng nghề nghiệp cho các em từ rất sớm”, thầy Dũng nhấn mạnh.

Chưa hết, trong 3 năm liên tiếp thầy Dũng đã kết nối chương trình Sống yêu thương qua những tấm thiệp vào dịp lễ, Tết. Đây là bài tập về nhà, các em sẽ được giao vẽ những tấm thiệp ghi lời yêu thương gửi tặng đến người thân, bạn bè, thầy cô và cả những người bạn quốc tế qua kết nối mạng xã hội để các em biết quan tâm, chăm sóc những người xung quanh mình. Đặc biệt, chương trình đã kết nối học sinh khối 6 trong trường với học sinh Ukraina, phát đi thông điệp về tự hào dân tộc, giúp các em trong trường tự tin hơn trong giao tiếp tiếng Anh và hiểu thêm được những nền văn hóa mới.

Dự định làm thiệp tặng mẹ mùa giáng sinh này, Tuấn Anh (học lớp 6) cho biết chưa bao giờ em tặng mẹ quà gì vào mỗi dịp lễ Tết. “Chắc chắn mùa giáng sinh này mẹ em sẽ rất bất ngờ và xúc động”, Tuấn Anh nói.

Yến Hoa

 

Bình luận (0)