Hội nhậpGiáo dục phát triển

Cô Hiệu trưởng “say nghề”

Tạp Chí Giáo Dục

Đng lp t năm 19 tui, đến nay đã hơn 25 năm trong ngh giáo, cô Phm Thúy Hà (Hiu trưng Trưng Tiu hc Nguyn Văn Tri, Q.4) vn không quên nhng b ng bui ban đu. “Có nhng lúc tôi kit sc bi sc hút đng tin và đã mun chuyn ngh. Nhưng ánh mt, ni tr thơ ca hc trò đã níu chân tôi li vi ngh cho đến ngày hôm nay”, cô Hà bc bch.

TS. Lê Hng Sơn (Giám đc S GD-ĐT TP.HCM) trao Bng khen ca B GD-ĐT cho ThS. Phm Thúy Hà (Hiu trưng Trưng Tiu hc Nguyn Văn Tri, Q.4)

Năm 1999, sau 7 năm đứng lớp, bằng nỗ lực không ngừng, cô Hà vinh dự đạt giải nhất Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp quận, đạt giải giáo viên dạy giỏi thành phố và giáo viên dạy giỏi toàn quốc. Cũng vào năm ấy, cô được đứng vào hàng ngũ của Đảng và bắt đầu nhiệm vụ mới – Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tăng Bạt Hổ B (Q.4). Hai năm sau, với sự tín nhiệm của lãnh đạo ngành và đội ngũ giáo viên, cô Hà được điều động về làm Hiệu trưởng Trường Tiểu học Khánh Hội B (Q.4). “Gạt nước mắt chia tay đồng nghiệp, học sinh thân yêu sau 10 năm gắn bó, tôi bước chân đến ngôi trường nhỏ nằm cạnh bờ sông thơ mộng… Việc thay đổi môi trường và nhiệm vụ mới một cách đột ngột đã tạo ra không ít khó khăn”, cô Hà chia sẻ.

Năm 2008, khi Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (Q.4) hoàn thành, một lần nữa cô Hà lại được điều động về đây với vai trò Hiệu trưởng. “Một ngôi trường hoàn toàn mới, bao thách thức mới được đặt ra. Công tác tổ chức gặp nhiều khó khăn do đội ngũ giáo viên, học sinh được sáp nhập từ 2 trường về, việc xây dựng nề nếp sinh hoạt và học tập cho học sinh là cả một vấn đề. Dù cơ sở vật chất khang trang nhưng nắng xuyên vào tận lớp”, cô Hà nhớ lại.

Với cô Hà đó là những quãng ngày “đầy nước mắt”. Do trường mới được thành lập nên 3 tháng sau giáo viên vẫn chưa được nhận lương. Nhiều giáo viên chưa quen với cách làm việc của Hiệu trưởng mới, cảm thấy áp lực khi từ trường nhỏ chuyển sang trường lớn, khó khăn, vất vả nên đã vác đơn đi kiện. “Thời điểm đó, ngày nào tôi cũng miệt mài trên trường. Chỉ về nhà khi trời đã sẩm tối. Hai đứa con tôi còn rất nhỏ, đứa lớn 3 tuổi, đứa nhỏ mới 1,5 tuổi đã suy dinh dưỡng do thiếu bàn tay chăm sóc của mẹ. Có những bữa cơm chan nước mắt, tôi cảm thấy thực sự bất lực khi chưa nhận được sự đồng thuận của giáo viên, sự hợp tác tin tưởng của phụ huynh”, cô Hà rùng mình nhớ lại.

“Ánh mắt tròn xoe và nụ cười trong veo của học trò một lần nữa là cứu cánh để tôi vượt qua tất cả. Tôi phải bản lĩnh vượt qua khó khăn để đưa trường đi lên”, cô Hà chia sẻ.

Đó là những ngày ròng rã đi xin từng sợi dây leo, từng cây cúc dại, những chậu bông giấy mà người ta bỏ đi đem về trường trồng để tiết kiệm kinh phí, với mong muốn tạo những mảng xanh, bóng mát cho học trò vui chơi và học tập. Những ngày đó, trước mắt học trò không còn là một cô Hiệu trưởng oai nghiêm mà chỉ là một cô “lao công” đen nhẻm, lấm lem bùn đất mướt mải trong cái nắng bỏng rát của nền bê tông. “Tôi cũng không ngại ngồi cắt từng bông hoa trang trí hay từng con chữ cho các hội nghị và các phòng chức năng… Thấy tôi như vậy, một số thầy cô cũng bắt đầu học cách trồng cây, trang trí lớp”, cô Hà cho biết.

Để có nguồn sách cho thư viện trường rộng 301m2, cô Hà đã phát động phong trào “Góp một quyển sách để đọc được ngàn quyển sách” trong học sinh. Đồng thời vận động phụ huynh, các mạnh thường quân đóng góp sách truyện và trang bị thêm cơ sở vật chất cho thư viện. Cho đến nay thư viện đã có trên 13.000 đầu sách và luôn được công nhận là thư viện xuất sắc.

Mong muốn học sinh được tiếp cận những phương pháp học tập hiện đại nhất, cô Hà đã vận động xã hội hóa của phụ huynh. “Bằng cách mời phụ huynh đến dự giờ, thăm lớp để thấy được hiệu quả của việc sử dụng thiết bị hiện đại. Nhờ làm tốt công tác xã hội hóa, đến nay nhà trường đã có 22 phòng học có bảng tương tác tại lớp, 1 phòng có bảng tương tác dùng chung cho lớp không có điều kiện trang bị bảng và 6 phòng tiếng Anh, 1 phòng âm nhạc với phương tiện hiện đại. Các phòng học đều được trang trí đẹp mắt đáp ứng yêu cầu giáo dục”, cô Hà tự hào.

Bằng sự dẫn dắt tài tình, cô Hà đã đưa Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi từ một ngôi trường non trẻ, sớm nhận Bằng khen của Bộ GD-ĐT, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Riêng cô Hà vinh dự 2 lần được nhận Bằng khen của Bộ GD-ĐT vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác quản lý cấp tiểu học toàn quốc năm 2012,  đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” năm học 2016-2017.

Dn thành tích vi ngh

Trong quá trình công tác, cô Hà đã đạt nhiều thành tích sau: Giáo viên dạy giỏi toàn quốc năm học 1998-1999; kỷ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục; thành tích xuất sắc trong công tác quản lý tiểu học cấp quốc gia năm 2012; thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” năm học 2016-2017; kỷ niệm chương “Bảo vệ an ninh Tổ quốc”; thành tích xuất sắc trong công tác hội và phong trào Chữ thập đỏ trường học năm học 2012-2013, 2013-2014, 2014-2015; thành tích xuất sắc trong công tác hội và phong trào Chữ thập đỏ giai đoạn 2010-2015; đạt danh hiệu “Giỏi việc nước – Đảm việc nhà” giai đoạn 1995-2000, 2001-2005; hiệu trưởng xuất sắc cấp thành phố; thành tích thực hiện tốt việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm học 2012-2013; nhận Bằng khen của Bộ GD-ĐT năm học 2016-2017.

Để có được những thành tích đó, cô Hà nói rằng đó là sự đoàn kết, sáng tạo của cả tập thể. Trong đó, vai trò của người lãnh đạo là phải đi đầu, hòa mình cùng tập thể. Phải trực tiếp làm cùng tập thể để cùng chia sẻ, thấu hiểu và rút ra kinh nghiệm khi thực hiện nhiệm vụ.

Một điều may mắn là trong suốt chặng đường theo nghề giáo của mình, cô luôn nhận được sự đồng hành của gia đình. Đó là ánh mắt thầm lặng dõi theo và sự động viên kịp thời của người mẹ già, của người cha là lính bộ đội cụ Hồ (đã mất), là sự hy sinh của người bạn đời luôn quán xuyến việc nhà, chăm sóc con nhỏ.

Chia sẻ về dự định tương lai, cô Hà mong muốn sẽ tiếp tục được “say nghề” ở môi trường tiểu học, bên ánh mắt và nụ cười trẻ thơ.

Yến Hoa

Bình luận (0)