Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Thuyết minh viên tuổi HS

Tạp Chí Giáo Dục

Không ch đưc to điu kin th hin năng lc, các em hc sinh tiu hc và THCS trên đa bàn Đà Nng đến vi cuc thi “Thuyết minh viên nhí” còn có cơ hi tìm hiu, nm bt sâu hơn kiến thc văn hóa, lch s… ca đa phương.

Ban t chc trao giy khen cho các thí sinh đot gii “Thuyết minh viên nhí”

Mang đến cuộc thi bài thuyết trình có chủ đề “Văn hóa biển Đà Nẵng”, Trần Nguyễn Châu Anh (học lớp 4/8 Trường Tiểu học Phù Đổng, Q.Hải Châu) đã thể hiện sự am hiểu của mình về nét văn hóa đặc trưng của thành phố nơi em sinh ra và lớn lên. Châu Anh chia sẻ, cuộc thi không chỉ tạo cho em sân chơi để thể hiện niềm yêu thích và ước mơ trở thành thuyết minh viên mà còn giúp em biết thêm được rất nhiều nét văn hóa làng biển của Đà Nẵng. “Trước đây, mỗi cuối tuần em được mẹ cho đi tắm biển hay chơi công viên nhưng em chưa hiểu nhiều lắm về các lễ hội văn hóa biển quê mình. Từ khi có cuộc thi, em đã được mẹ và cô giáo đưa đi rất nhiều nơi ở các làng biển Đà Nẵng, được nghe giới thiệu chi tiết về ghe bầu, ngư cụ, lễ hội cầu ngư và các hoạt động văn hóa biển khác, em thấy rất thích thú”, Châu Anh bày tỏ.

Thuyết phục Ban giám khảo bằng chất giọng truyền cảm ở chủ đề “Thời niên thiếu và bước đầu tham gia phong trào yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, Dương Nhật Khánh (học lớp 6/12 Trường THCS Tây Sơn, Q.Hải Châu) đã xuất sắc đoạt giải nhất cuộc thi dành cho bậc THCS. Nhật Khánh cho biết để có kiến thức về quá trình hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngoài việc học lịch sử qua sách, tìm hiểu qua mạng, em đã cùng cô giáo nhiều lần đến Bảo tàng Quân khu 5 để tìm hiểu và nghe thuyết minh viên ở đây thuyết minh cho các đoàn khách tham quan. Khi đã quen dần, em bắt đầu tự tập thuyết minh. Do có sẵn năng khiếu, kỹ năng nói trước đám đông tốt và kiến thức lịch sử khá vững vàng nên em nhanh chóng nắm bắt được đặc thù công việc thuyết minh và thực hiện thuần thục. “Qua những lần đến bảo tàng, em thấy lịch sử không còn là môn học với các sự kiện khô khan. Em cũng hiểu nhiều hơn về Bác Hồ, về con đường giải phóng dân tộc. Em nghĩ, các bạn học sinh nếu có điều kiện cũng nên đến bảo tàng để học và sẽ cảm thấy hứng thú hơn với lịch sử đất nước mình”, Nhật Khánh nói. Còn với Nguyễn Thị Uyên Nhi (học lớp 7/9 Trường THCS Lý Thường Kiệt, Q.Hải Châu), vốn yêu thích môn lịch sử, lại có kỹ năng thuyết trình trước đám đông và ước mơ trở thành người dẫn chương trình trên ti vi nên em không gặp nhiều khó khăn khi chọn chủ đề về Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước. Chỉ sau vài lần đến Bảo tàng Quân khu 5 tìm hiểu, Uyên Nhi mạnh dạn đăng ký suất thuyết minh cho các đoàn khách đến tham quan ở đây. Uyên Nhi chia sẻ: “Em rất tự hào khi được đứng trước các vị khách để thuyết minh về lịch sử đất nước mình, về Bác Hồ. Em nghĩ, đến bảo tàng cũng là cách để học lịch sử nhanh nhất khi được tận mắt nhìn thấy những hình ảnh trực quan cùng sự giới thiệu rất xúc động của các thuyết minh viên”.

Ông Đặng Nhơn (Phó Trưởng phòng GD-ĐT Q.Hải Châu, Đà Nẵng) cho biết cuộc thi “Chúng em là thuyết minh viên nhí” do phòng phối hợp với Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức. Cuộc thi là sân chơi bổ ích cho học sinh với hình thức “học mà chơi, chơi mà học”, giúp các em mở rộng kiến thức, hình thành và rèn luyện kỹ năng sống, trong đó có kỹ năng làm thuyết minh viên. Đây cũng là một trong những hoạt động nhằm “đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ” – một nội dung quan trọng của Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020 đã được Chính phủ phê duyệt.

Phan Vĩnh Yên

 

Bình luận (0)