Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Để không sai lầm khi chọn nghề

Tạp Chí Giáo Dục

“Trưc khi đt bút làm h sơ đăng ký xét tuyn vào ngành hc nào đó, hc sinh cn phi biết lng nghe nhng con s “biết nói”, đó là: Đim s trong hc b, tài chính gia đình, đim thi THPT quc gia và mt “trái tim nóng” đ “chiến đu” vi nhng khó khăn… vì tt c nhng con đưng dn đến thành công đu không tri sn hoa hng”.

Hc sinh Trưng THPT Thnh Lc tìm hiu thêm thông tin ti bàn tư vn ca các trưng sau chương trình tư vn chung. Ảnh: T.Dương

Đó là lời khuyên của ThS. Tô Nhi A (chuyên gia tâm lý) dành cho tất cả học sinh lớp 12 của Trường THPT Thạnh Lộc (Q.12) tại chương trình tư vấn tuyển sinh “Đúng ngành nghề – Sáng tương lai” lần 10 năm 2018 do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp cùng Sở GD-ĐT TP và ĐHQG TP.HCM tổ chức trong tuần qua.

Cn lng nghe nhng con s “biết nói”

Chỉ còn khoảng một tháng nữa là toàn thể học sinh lớp 12 trên cả nước sẽ đặt bút thực hiện đăng ký hồ sơ xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ trước khi chính thức bước vào kỳ thi THPT quốc gia. Hoang mang bởi chưa định hướng được ngành nghề phù hợp, nhiều học sinh đặt câu hỏi: “Em chưa định hướng được ngành học nào phù hợp với bản thân. Bây giờ em phải làm thế nào?”. PGS.TS Bùi Xuân An (đại diện Trường ĐH Hoa Sen) chia sẻ: Đối với những học sinh đã bộc lộ rõ ràng về năng lực cũng như niềm đam mê thì việc chọn ngành nghề không quá khó khăn. Ngược lại, với những em chưa định hướng được hướng đi, thì để chọn ngành nghề đúng và phù hợp là không hề đơn giản. Trước hết các em nên vào website của các trường để tìm hiểu, trả lời những câu hỏi trắc nghiệm về tâm lý, điểm mạnh, điểm yếu. Sau đó, chuyên gia tâm lý sẽ trả lời cho các em biết nên học ngành nghề nào. Ngoài ra, các em nên có sự trải nghiệm, tức là trực tiếp đến các trường để tìm hiểu về cách học, cơ sở vật chất, môi trường học tập có phù hợp với mình hay không?

Cũng với băn khoăn “Chọn ngành nghề thế nào không bị sai lầm?”, ThS. Tô Nhi A đưa ra lời khuyên: Trước khi đặt bút làm hồ sơ đăng ký xét tuyển vào ngành nghề nào đó, học sinh cần phải biết lắng nghe những con số “biết nói”. Trước hết, đó là những điểm số trong học bạ, ghi lại cả quá trình học tập, phản ánh năng lực của các em có ưu thế về khối khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội hoặc khối năng khiếu? Các em phù hợp và có thể làm những ngành nghề gì? Thứ hai là cần lưu ý đến khả năng tài chính của gia đình, hoạch định những giải pháp để cân đối trong quá trình học. Sau khi có kết quả thi THPT quốc gia, các em cũng phải dựa vào đó để kịp thời điều chỉnh nguyện vọng. “Khi chọn ngành nghề phải có một “trái tim nóng”, bởi vì không một ngành nghề nào trên đời trải hoa hồng cho các em đi, không có sự thành công nào không phải trả giá bằng sự nỗ lực. Nếu các em chọn ngành nghề bằng một sự thờ ơ, không có đam mê thì đến khi vấp phải những khó khăn trong nghề nghiệp, ngay lập tức các em có thể bỏ cuộc. Lúc đó sẽ không còn đủ thời gian để các em tiếp tục sai và sửa chữa. Do đó cần lựa chọn ngành nghề cẩn trọng, có trách nhiệm với bản thân và tương lai của chính mình”, ThS. Tô Nhi A nhấn mạnh.

Ôn tp có kế hoch

Theo ThS. Tô Nhi A, sau khi tự tin hoàn thành hồ sơ, để mở ra được cánh cửa ĐH với ngành nghề mơ ước thì việc quan trọng nhất là học sinh phải dành thời gian và tập trung vào quá trình ôn tập; đồng thời theo dõi những thay đổi trong quá trình tuyển sinh của các trường để điều chỉnh hồ sơ kịp thời. “Năm nay quy chế tuyển sinh có những điểm mới, đặc biệt là ngoài ngành sư phạm thì các khối ngành khác đều được phân về từng trường tổ chức xét tuyển theo hình thức riêng. Việc nắm chắc những thay đổi giúp các em kịp thời điều chỉnh hồ sơ, tránh bị loại bởi những chi tiết nhỏ nhặt. Đặc biệt nhất là các em phải tập trung ôn tập có kế hoạch”, ThS. Tô Nhi A khuyên.

“Các năm trước đều có những trường hợp học sinh đột quỵ ngay trước giờ thi, nguyên nhân là trong một hoặc hai tuần các em ôn tập căng thẳng, dồn ép lên não bộ một lượng kiến thức quá lớn, từ đó tạo nên những sang chấn, đột quỵ về mặt thần kinh. Mỗi em đều có cách học khác nhau, hãy tự hiểu mình phù hợp với cách học nào để đạt được hiệu quả tốt nhất. Từ nay đến kỳ thi vẫn còn đủ thời gian để các em dàn đều sức của mình để ôn tập, sau đó bắt đầu kỳ thi với một sự tự tin nhất định. Ngoài ra cần nắm rõ quy chế thi và những vật dụng được phép mang vào phòng thi. Tâm thế thi phải tốt ngay từ khâu chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, không ỷ lại, không chủ quan, bước vào phòng thi với tinh thần tốt nhất, tránh để tâm lý rơi vào trạng thái căng thẳng”, ThS. Tô Nhi A nhấn mạnh.

Tương tự, bà Vũ Lâm Tường Vân (đại diện Tổ chức giáo dục BGG) đưa ra lời khuyên: “Nếu các em xác định được ngành nghề bằng cách hoàn chỉnh những bộ hồ sơ xét tuyển và có kế hoạch học tập khoa học thì cánh cửa ĐH sẽ không còn xa. Khi đã mở được cánh cửa ĐH, đây không phải là đích đến mà là nơi bắt đầu. Trong 4 hoặc 5 năm học ĐH, các em hãy “chinh chiến” để vượt qua những khó khăn, cầu tiến thì chắc chắn sau này sẽ trở thành những lao động chất lượng cao mà xã hội luôn cần”.

Thy Dương

Bình luận (0)