Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Mùa tựu trường nhớ tháp bút giữa lòng Thành cổ

Tạp Chí Giáo Dục

Khi tiếng trng gic giã nơi nơi v ngày toàn dân đưa tr đến trưng, cây phưng v trong khuôn viên Thành c vn ta nhng đóa đ rc bên chân tháp bút như nhc nh v nhng ngưi lính sinh viên gác bút nghiên lên đưng bo v T quc. Tháng 9, vi các anh cũng là mùa tu trưng!

Mùa tu trưng, cây phưng v bên tháp bút Thành c vn đ rc nhc nh hàng ngàn chiến sĩ sinh viên mt thi gác bút, ra trn

1.Tôi từng đến Thành cổ vào nhiều thời điểm khác nhau trong năm. Ấy là những chuyến tìm về như một sự tri ân, như để nhắc nhở mình sống tốt hơn mỗi ngày để xứng đáng với sự hy sinh của các anh hùng ngã xuống trên mảnh đất này. Thành cổ không chỉ có lau trắng. Thành cổ còn có mùa phượng đỏ để nhắc nhớ mỗi chúng ta về mảnh đất bên dòng Thạch Hãn đã có hàng ngàn chiến sĩ sinh viên đã một thời gác lại bút nghiên, hành quân vào chiến trường lửa đạn để giữ gìn từng tấc đất quê hương và nằm lại nơi này.

Đến với Thành cổ, lần nào cũng vậy, tôi bị cuốn hút vào câu chuyện về 81 ngày đêm qua chất giọng cô thuyết minh viên nghèn nghẹn đầy xúc động khi nhắc mỗi kỷ vật để lại Bảo tàng Thành cổ, từ đôi dép đứt quai, chiếc mũ tai bèo sờn vành, những lá thư gửi được viết trong lòng Thành cổ… Ít ai trong số khách viếng thăm lại không dừng chân thật lâu bên những bức thư viết bằng bút mực Hồng Hà, nét chữ nghiêng nghiêng. Thành cổ vẫn lưu bức thư của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh. Hơn 45 năm trước, anh đang là sinh viên năm thứ 4, Khoa Cầu hầm, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Theo tiếng gọi Tổ quốc, anh xếp bút nghiên nhập ngũ vào chiến trường Quảng Trị. Ngày ấy, Lê Văn Huỳnh vừa cưới vợ được 6 ngày! 6 ngày cho một đời chồng vợ hẳn sẽ không quên trong cuộc đời đằng đẳng của người con gái quê hương năm tấn Lê Thị Xơ. Như dự cảm được điều không lành, Lê Văn Huỳnh đã cầm bút biên thư ngay trong lòng Thành cổ: “Quảng Trị 11-9-1972. Toàn thể gia đình kính thương!… Con ngồi đây biên vài dòng chữ cuối cùng trước khi “đi nghiên cứu bí mật trong lòng đất” để gia đình khỏi thấy đó là điều đột ngột… Mẹ đừng buồn, coi như con đã sống trọn đời cho Tổ quốc mai sau”. Trong bức thư ấy, Lê Văn Huỳnh dành tình cảm nồng ấm cho người vợ hiền: “Anh biết em sẽ không đọc nổi lá thư này vì với bao nỗi buồn đè nặng lên tấm thân người con gái trẻ tuổi như em… Người ta lấy chồng thì được chiều chuộng mọi điều, song đối với em không những chẳng được cái diễm phúc ấy mà đã sớm phải xa rồi. Thật là vừa gặp nhau đã phải mãi mãi xa nhau”. Với Lê Văn Huỳnh, cũng như bao chiến sĩ sinh viên thời ấy, Tổ quốc là trên hết.

2.Cũng ra đi từ Hà Nội, chàng sinh viên Nguyễn Văn Thạc, sinh viên Khoa Toán – Cơ, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã để lại những trang nhật ký về những năm tháng vào chiến trường. Mùa thu năm 1971, khi tiếng trống tựu trường rộn vang, Nguyễn Văn Thạc cùng hàng trăm sinh viên xếp bút nghiên lên đường. Trong lá thư gửi gia đình ngày 19-9-1971, anh viết: “Đơn vị của con toàn sinh viên và cán bộ giảng dạy. Hình như có cả một sư đoàn sinh viên. Trường Tổng hợp đi hơn 300 người, chia thành 3 đại đội…”. Sau thời gian huấn luyện, anh cùng đồng đội lên xe vào chiến trường. Đó là trưa 9-4-1972. “Đi rồi! Thế là nhất định vào trong ấy. Vội vàng viết thư. Tàu qua Cửa Nam, những cánh thư trắng bay ào ạt xuống đường. Gửi hộ nhé, gửi hộ nhé. Báo cho những người thân chúng tôi rằng, chúng tôi đã xa Hà Nội”. Nhật ký của Nguyễn Văn Thạc dừng ghi vào tháng 5-1972, trước ngày anh nằm lại với chiến trường Quảng Trị tròn 2 tháng. Đó là một trận đánh ác liệt bên Thành cổ, chiến sĩ thông tin Nguyễn Văn Thạc đã bị thương nặng và hy sinh sau đó. Nhật ký của anh dừng mãi ở tuổi hai mươi.

3.Thành cổ tháng 9 nắng vẫn vàng, phía tượng đài kỷ niệm mang hình cuốn sách đang mở, chính giữa trang sách là hình tháp bút vút lên và dòng chữ “Đài chứng tích sinh viên – Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị 1972”. Mặt sau cuốn sách ấy khắc ghi: “Nơi đây, Thành cổ Quảng Trị bao nhiêu sinh viên đã từng tham gia chiến đấu, nhiều người trong số họ đã hy sinh anh dũng, các anh vẫn sống mãi trong lòng đất nước, nhân dân và đồng đội thân yêu”. Tròn 48 năm trước, để góp sức mình vào giải phóng đất nước, Binh đoàn sinh viên được hình thành, tiếp đó là các đợt tuyển quân suốt năm 1972. Ngày đó, hầu như trường đại học nào cũng có sinh viên vào chiến trường. Từ Đại học Tổng hợp, Đại học Nông nghiệp, Đại học Mỹ thuật, Đại học Y, Đại học Thể dục Thể thao, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Bách khoa… Đầu năm 1972, khi chiến tranh diễn ra ác liệt bên bờ Vỹ tuyến 17, những sinh viên năm cuối đang làm luận án tốt nghiệp, các thầy giáo trẻ, nghiên cứu sinh vừa tu nghiệp ở nước ngoài như Liên Xô, Triều Tiên, Bungary, Tiệp Khắc, Trung Quốc… cũng theo tiếng gọi của Tổ quốc lên đường. Ngày ấy, những người lính sinh viên vai đeo lon binh nhì, nhiều người còn đeo cả kính cận, sách vở, bút, đàn ghi-ta… Có hơn 10 ngàn sinh viên lên đường nhập ngũ vào chiến trường, nhiều nhất là chiến trường Thành cổ. Họ ra đi với tâm thế sẵn sàng và chiến đấu dũng cảm.

Hòa bình, nhiều người lính nằm lại Thành cổ – mảnh đất toàn lau trắng bên dòng Thạch Hãn trở thành nghĩa trang không mộ chí. Trong túi áo các anh ngày nằm lại với mảnh đất này, có những chiếc bút Hồng Hà khắc tên. Tháng năm của vòng quay thời gian biến thân xác thành tro bụi, nhưng bên ngực áo các chiến sĩ sinh viên, những cây bút vẫn vẹn nguyên màu mực, những lá thư, dòng nhật ký như vừa mới biên ngày hôm qua. Hành trang ấy là biểu trưng cho khát vọng hòa bình với chân giá trị cao quý. Mùa tựu trường này, phượng vẫn đỏ rực bên Tượng đài tháp bút Thành cổ!

Bài, ảnh: Phan Vĩnh Yên

 

Bình luận (0)