Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Giáo dục giới tính cho trẻ 3-5 tuổi: Cần sự chung tay giữa nhà trường và phụ huynh

Tạp Chí Giáo Dục

Năm hc 2019-2020, S GD-ĐT TP.HCM phi hp vi Vin Nghiên cu khoa hc giáo dc trin khai chương trình giáo dc gii tính cho tr 3-5 tui ti các trưng mm non. Vi chương trình này, nhiu giáo viên mm non…

Hc sinh Trưng Mm non 14 (Q.Tân Bình) tìm hiu v giáo dc gii tính trong hot đng giáo dc k năng sng

Cô Phan Thị Ánh Hiệp (Hiệu trưởng Trường Mầm non 14, Q.Tân Bình) cho hay, giáo dục giới tính cho trẻ 3-5 tuổi là điều rất cần thiết. Thế nhưng ở các trường mầm non, công tác này mới chỉ dừng ở mức làm theo phong trào, mang tính tự phát, không có sự đồng nhất trong khung chương trình giảng dạy. “Giáo dục giới tính thường là được lồng ghép vào các hoạt động giáo dục kỹ năng sống nhưng cũng chỉ giúp trẻ phân biệt được các bộ phận riêng tư của cơ thể, biết ứng xử khi ở nhà một mình chứ chưa có sự dài hơi và bài bản”, cô Hiệp cho biết.

Tương tự, cô Nguyễn Thị Lệ Phú (Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Nam Sài Gòn, Q.7) nhận định, công tác giáo dục giới tính cho trẻ ở các trường mầm non hiện chỉ mới dừng ở mức giúp trẻ phân biệt được bạn nam, bạn nữ. Cạnh đó, tùy theo đặc thù từng trường sẽ có những hoạt động giáo dục kỹ năng sống lồng ghép giáo dục giới tính. Tuy nhiên, để công tác này được hiệu quả thì rất cần có sự chung tay của phụ huynh, nhưng phần nhiều các trường mới chỉ tác động được từ phía trẻ mà chưa chạm đến phụ huynh do thiếu một khung chương trình bài bản, rõ ràng. “Chương trình giáo dục giới tính cho trẻ 3-5 tuổi được triển khai sẽ tạo ra tiền đề mang tính thực tế, riêng biệt và cụ thể hơn. Các bài học giáo dục giới tính cho trẻ sẽ không còn chỉ là lồng ghép. Đặc biệt, khi có một chương trình bài bản, ở đó có đặt ra những yêu cầu cụ thể cho phụ huynh thì sẽ cho phép các trường chủ động trong sự liên hệ với phụ huynh, kêu gọi tính trách nhiệm của phụ huynh tham gia cùng, từ đó công tác giáo dục giới tính cho trẻ sẽ hiệu quả hơn nhiều”, cô Phú nhìn nhận.

Cô Phú cho biết thêm, vừa qua Trường Mầm non Nam Sài Gòn đã xây dựng kế hoạch thí điểm đưa giáo dục giới tính vào chương trình sinh hoạt hè. Năm học mới này, nhà trường sẽ từng bước tiến tới đưa vào khung chương trình và trong các hoạt động ngoại khóa, có sự tham gia của phụ huynh.

Nhìn nhận một cách khách quan về công tác giáo dục giới tính cho trẻ mầm non, Phó Hiệu trưởng một trường mầm non tại Q.Bình Thạnh cho rằng, công tác này trước giờ mới chỉ là “mạnh trường nào trường đó làm, thấy gì hay thì mang về áp dụng” chứ chưa có sự đồng bộ. Hơn nữa trong công tác giáo dục giới tính, trước giờ các trường chỉ chú trọng đến trẻ mà quên đi đối tượng phụ huynh và giáo viên. “Nội dung trong các hoạt động giáo dục giới tính ở trường mầm non lâu nay áp dụng rất hời hợt. Trường nào mạnh thì một năm đôi bận tổ chức chuyên đề, hiếm trường nào có sự tham gia của phụ huynh. Nếu xây dựng được một chương trình khung, nội dung quan tâm đến cả 3 đối tượng thì tính hiệu quả sẽ cao hơn, các trường cũng chủ động hơn”, vị Phó Hiệu trưởng chia sẻ.

Ông Trần Khắc Huy (Trưởng phòng GD-ĐT Q.Tân Bình) cho biết trong năm học này, phòng sẽ tổ chức những buổi tập huấn cho giáo viên mầm non trên địa bàn về kiến thức giáo dục giới tính cho trẻ. “Khi có một chương trình đồng nhất, điều quan trọng không hẳn là trẻ được thụ hưởng mà là có sự tham gia cùng phụ huynh. Kiến thức về giáo dục giới tính cho trẻ từ đó được thực hiện một cách nhẹ nhàng, để cả trẻ và phụ huynh hiểu, cảm nhận và thực hiện được mỗi ngày”, ông Huy nói.

“Giáo dc gii tính cho tr, nht là tr mm non hin ti rt cn thiết và cp bách. Đ vic giáo dc mang tính hiu qu, cn có s quan tâm đng b, đng tình, s phi hp gia nhà trưng và ph huynh”, bà Bùi Th Dim Thu (Phó Giám đc S GD-ĐT TP.HCM) nhn mnh.

Chia sẻ về chương trình giáo dục giới tính cho trẻ 3-5 tuổi, bà Bùi Thị Diễm Thu (Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM) cho biết năm học này sở sẽ thực hiện thí điểm ở bậc mầm non, từ đó rà soát, đánh giá, tiến tới triển khai chương trình ở các bậc học khác. Ở bậc mầm non, chương trình được triển khai hướng tới cả 3 đối tượng là trẻ, giáo viên và phụ huynh. Đối với trẻ, chương trình nhằm giúp các em biết bảo vệ bản thân trước nguy cơ bị xâm hại ngay cả khi không có người lớn bên cạnh; giúp các em hiểu về cơ thể mình để biết tôn trọng bản thân, tôn trọng người khác. Với giáo viên, chương trình sẽ trang bị những kiến thức, kỹ năng và phương pháp về giáo dục giới tính cho trẻ một cách khoa học, biết tổ chức các hoạt động giáo dục giới tính phù hợp với từng lứa tuổi; đồng thời có kiến thức, kỹ năng trao đổi với cha mẹ về giáo dục giới tính cho trẻ. Còn với phụ huynh, chương trình hướng tới thay đổi quan điểm, nhận thức cho phụ huynh trong việc giáo dục giới tính cho trẻ; trang bị kiến thức và hiểu biết về giáo dục giới tính để quan tâm và trao đổi thường xuyên hơn với trẻ về vấn đề này nhằm phối hợp với nhà trường tốt hơn. Nội dung chương trình sẽ nhẹ nhàng ở mức nhận biết giới tính, kỹ năng chăm sóc bản thân, bảo vệ cơ thể, cách phòng tránh nguy hiểm; những nguyên tắc và giới hạn trong việc bảo vệ thân thể; những kiến thức minh họa về vùng kín và phương thức bảo vệ…

“Viện Nghiên cứu khoa học giáo dục sẽ chịu trách nhiệm tập huấn cho giáo viên mầm non, cung cấp nội dung chương trình, cẩm nang, sách bài tập. Bên cạnh tập huấn cho giáo viên, chương trình còn hướng tới tập huấn cho phụ huynh. Bước đầu, phụ huynh sẽ phải trả một khoản phí nhỏ để tham gia cùng chương trình, tùy theo đặc thù từng trường mà mức phí thỏa thuận đó có thể khác nhau. Giáo dục giới tính cho trẻ, nhất là trẻ mầm non hiện tại rất cần thiết và cấp bách. Để việc giáo dục mang tính hiệu quả, cần có sự quan tâm đồng bộ, đồng tình, sự phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh”, bà Thu nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Bình luận (0)