Từ ngữ tiếng Việt vốn đa dạng, phong phú và tùy theo hoàn cảnh sử dụng thì mới phát huy hết hiệu quả. Vì vậy, nhiều khi chỉ cần thay cách nói, cách nhận xét mà ý nghĩa, tác dục giáo dục cũng sẽ khác. Ví dụ, “bị” và “được” là hai từ khác nhau. Và dĩ nhiên khi nói “em bị điểm 2”, sẽ khác với cách nói “em được 2 điểm” – cách nói sau sẽ khuyến khích người học cố gắng hơn.
Khi phê nhận xét người học ở hầu hết các loại sổ, nhiều người dạy thường quen dùng từ “không”, giống như một kết luận có tính kết thúc đóng. Nhưng nếu biết thay từ “không” bằng từ “chưa”, thì dĩ nhiên ý nghĩa đã khác, đã ngầm hiểu rằng “sẽ” thay đổi, “còn” diễn tiến… Tương tự, so sánh người học với nhau cũng là một cách rất tốt để động viên các em thi đua. Nhưng dùng từ “thua” sẽ khác với từ “hơn”. Chẳng hạn, dùng từ “thua” để so sánh: “A thua B”, thì sẽ làm cho A tự ti, mặc cảm. Song nếu biết tìm điểm mạnh của A để khen: “A chỉ hơn B những điểm này”, thì dĩ nhiên hiệu quả sẽ khác. Lúc đó A vừa thấy được khen, lại vừa tự nhận ra điểm thua của mình để phấn đấu.
Xem ra cách dùng từ, nói năng của giáo viên và học sinh là cả một nghệ thuật.
Trần Ngọc Tuấn
Bình luận (0)