Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Cùng nhau làm giảm áp lực!

Tạp Chí Giáo Dục

Thi gian qua, liên tc nhiu v vic xy ra trong ngành giáo dc khiến không ch ngưi trong ngành mà gn như c xã hi tr nên b áp lc.

Đi vi giáo viên, khi đã chn ngh giáo thì c gng yêu ngh, yêu tr và luôn gn trách nhim ca mình vi trách nhim xã hi. Trong nh: Hc sinh rt hào hng khi đưc chơi trò chơi vn đng trong gi th dc. Ảnh: T.L

Cụ thể, ở Long An, cô giáo bị phụ huynh ép quỳ để “trừng phạt” việc con em họ bị phạt quỳ; ở Nghệ An, giáo viên mầm non bị phụ huynh đánh làm ảnh hưởng đến thai nhi; ở Bến Tre, cô giáo bị học sinh bóp cổ ngay trên lớp; ở Hải Phòng, cô giáo bắt học sinh uống nước giẻ lau bảng…

Giáo viên bị áp lực là rất rõ ràng, bởi họ là đối tượng bị giám sát khá chặt chẽ, xét cho cùng là sự đòi hỏi rất chính đáng của phụ huynh và toàn xã hội. Nhiều lời nói, hành vi nếu là của người khác thì là bình thường nhưng của giáo viên thì có thể trở thành “bão dư luận”. Trong khi đó, sự chia sẻ, thông cảm, bảo vệ của các cấp lãnh đạo, chính quyền và phụ huynh không phải lúc nào cũng thể hiện kịp thời, đúng chỗ. Và, sự tôn trọng của xã hội đối với giáo viên, sự đãi ngộ về mặt vật chất đối với nhà giáo cũng chưa tương xứng với công việc của họ, với áp lực mà họ gánh phải.

Dĩ nhiên, phụ huynh và học sinh cũng chịu nhiều áp lực. Nhiều người nói, họ có thể làm mất lòng cấp trên nhưng không dám làm mất lòng giáo viên của con. Đôi lúc, giáo viên có thể có cách ứng xử, lời nói chưa phù hợp nhưng trong phần nhiều trường hợp, phụ huynh chọn cách “cho qua”, “im lặng” hoặc “thỏa hiệp”, nhằm tránh làm căng thẳng dẫn đến mất lòng giáo viên. Những trường hợp phụ huynh hành xử nặng nề với giáo viên đã diễn ra xét cho cùng chỉ là cá biệt, nhưng chính nó lại gây ra áp lực nghiêm trọng cho giáo viên. Còn đối với học sinh, bên cạnh áp lực bài vở còn có áp lực về sự đối xử không công bằng của giáo viên (như thích bạn nào thì ưu ái bạn đó, thiên vị bạn nào đã đến học thêm ở nhà giáo viên…), đồng thời có cả áp lực thành tích của phụ huynh nữa. Học sinh đã có áp lực thì dễ dẫn đến biểu hiện căng thẳng khi đến lớp, từ đó đâm ra rụt rè trước mặt giáo viên hoặc dễ “nổi loạn” khi áp lực đến mức căng thẳng.

Khi nhiều phụ huynh lo lắng về hiện tượng bạo hành, bạo lực trong nhà trường, hiện tượng giáo viên đối xử thiên vị… thì có tâm lý “cảnh giác” với giáo viên và dẫn đến sự lây lan tâm lý đó, trở thành một thứ áp lực của xã hội đối với ngành. Khi có một sự việc nào đó của giáo viên, của ngành giáo dục thì nhiều người không liên quan, không phải là phụ huynh cũng bày tỏ ý kiến mạnh mẽ, dữ dội trên mạng xã hội, trên báo chí…, khiến sự việc càng trở nên trầm trọng, làm cho cả xã hội trở nên “nóng bỏng”. Sự tác động qua lại làm cho áp lực của nhiều phía trở nên nặng nề. Như vụ giáo viên không nói suốt mấy tháng, bản thân nhà trường chịu áp lực đã đành, nhưng cả học sinh đó và gia đình của em cũng bị tác động không nhỏ, nhất là khi có người dù khẳng định phát biểu của em là đúng nhưng lại cho rằng không nên nêu lên (?!); đồng thời một số giáo viên khác cũng cảm thấy bị áp lực, khi không biết lời nói, cách ứng xử của mình liệu có bị công khai trên mạng hay không…

Rõ ràng có một số áp lực là không đáng có, chẳng qua do hiệu ứng đám đông, do sự bất cẩn, kể cả do sự thiếu chặt chẽ trong quản lý, chứ bản thân sự việc không có tính chất nghiêm trọng để trở thành áp lực. Vì vậy, tất cả chúng ta cùng nhau làm giảm áp lực chứ không nên làm mọi thứ trở nên căng thẳng hơn.

Về phía các cấp quản lý, cần tạo mọi điều kiện thuận lợi và tốt nhất cho giáo viên đứng lớp, hạn chế đến mức thấp nhất các áp lực không đáng có, như các đòi hỏi về thành tích, về các chỉ tiêu, về việc luân chuyển hay thi nâng ngạch… Xa hơn, cần bảo đảm các quyền lợi về vật chất và tinh thần cho giáo viên để họ yên tâm gắn bó với nghề, không phải quá bận lòng về đời sống, về các việc khác ngoài chuyên môn. Trong việc này, bên cạnh các chính sách chung, năng lực và cách thức quản lý, điều hành của hiệu trưởng là rất quan trọng. Theo đó, hiệu trưởng phải tạo ra môi trường học đường thân thiện, lành mạnh, nhân bản, có sự tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên. Hiệu trưởng phải tạo điều kiện để giáo viên hoàn thành tốt công việc của mình và đứng về phía giáo viên trong các trường hợp nguy hiểm.

Về phía giáo viên, khi đã chọn nghề giáo thì cố gắng yêu nghề, yêu trẻ và luôn gắn trách nhiệm của mình với trách nhiệm xã hội, bởi việc góp phần dạy dỗ một học sinh nên người là góp phần xây dựng một công dân tốt cho xã hội, cho đất nước. Một đòi hỏi có vẻ rất lý thuyết nhưng vẫn luôn đúng, đó chính là lời dạy của Bác Hồ: Cô giáo phải như mẹ hiền, phải luôn đặt vị trí học sinh là con em mình để ứng xử, để dạy dỗ.

Về phía phụ huynh, cần có sự hợp tác chặt chẽ với nhà trường, với giáo viên trong việc dạy dỗ con em mình. Bản thân phụ huynh có trung thực thì mới dạy con em mình không gian dối và từ đó mới không đòi hỏi quá đáng so với năng lực của con em, so với điều kiện thực tế của trường lớp. Bản thân phụ huynh có lòng nhân ái, biết kính trên nhường dưới thì mới dạy trẻ được sự lễ phép, tôn trọng người khác và từ đó mới tránh được hành vi sai trái đối với giáo viên hay với học sinh khác trong trường nếu xảy ra hiểu lầm hoặc va chạm nào đó. Phụ huynh có lịch sự, biết nói được những câu “xin lỗi”, “cảm ơn”… thì mới dạy trẻ được cách ứng xử tế nhị, khéo léo và từ đó mới thể hiện được thái độ đúng mực trong mọi trường hợp.

Bản thân mỗi người cần có ứng xử phù hợp với các vấn đề của giáo dục, không cường điệu, không xuyên tạc, không tùy tiện chia sẻ (nhất là khi sử dụng mạng xã hội) khi chưa kiểm chứng sự việc…, nhằm hạn chế “đẩy” vụ việc đi quá xa so với bản chất của nó. Các cơ quan truyền thông cũng cần thông tin có định hướng và có trách nhiệm với các vấn đề của giáo dục, nhằm tránh áp lực cho những người có liên quan.

ThS. Nguyn Minh Hi

Bình luận (0)