Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nhật ký hải trình 10 ngày về biển đảo

Tạp Chí Giáo Dục

“Đưc đi, đưc tn mt nhìn thy bin đo T quc mình, chng kiến cuc sng ca chiến sĩ hi quân và bà con trên đo, nht là nhng đa tr thơ. Chuyến hi trình 10 ngày đó đã cho em nhiu bài hc và thy mình cn sng và hc tp tt hơn đ xng đáng vi s hy sinh ca nhng ngưi lính ngày đêm canh gi bin đo quê hương!”. Lê Hu Linh Vin – SV duy nht ca ĐH Đà Nng, mt trong 8 SV xut sc toàn quc vinh d tham gia hành trình “Tui tr vi bin đo quê hương 2018” bc bch.

Đo Đá Ln C – đim đến đu tiên ca Lê Hu Linh Vin

1. “Hành trình 10 ngày em đã đi qua hết các đảo Đá Lớn, Sơn Ca, Sinh Tồn Đông, Len Đao, Phan Vinh, Trường Sa Đông, Đá Tây, Đá Lát, Trường Sa, nhà giàn DK1/17… Với em chuyến đi là những bài học thực tiễn quý báu cho tuổi trẻ của mình”, Viễn mở đầu câu chuyện. Con tàu kiểm ngư mang số hiệu 290 xuất phát từ cảng Cát Lái hướng thẳng đảo Đá Lớn C xuất phát từ ngày 15-4 chở theo nhiều bạn trẻ, trong đó có 8 bạn SV có thành tích xuất sắc đến từ các trường ĐH, đại diện cho thế hệ trẻ cả nước. Viễn kể, điểm đầu tiên em đặt chân đến sau khi rời cảng Cát Lái là đảo Đá Lớn C. Đây là đảo chìm, quả thật dù có hình dung trước chuyến đi đảo vẫn quá khác so với tưởng tượng của em. Khác về cả hình thể và quy mô! Đảo chỉ có 2 tòa nhà nhỏ nối với nhau bởi một cây cầu dài chừng 80m. Ở đó em và các bạn được những bạn chiến sĩ hải quân chào đón bằng những nụ cười niềm nở, những cái bắt tay thật chặt. Trước sóng gió biển khơi, thời tiết khắc nghiệt với cái nắng rất gắt, các anh vẫn nghiêm trang trong phiên gác giữa biển trời. Hầu hết họ còn rất trẻ, tuổi đời cũng tầm em và các bạn SV nhưng nắng gió biển khơi và gánh trên vai nhiệm vụ giữ gìn biển đảo thiêng liêng đã trui rèn ở họ bản lĩnh vững vàng và ánh nhìn rắn rỏi.

2. Nhật ký hải trình của chàng SV Khoa Y Dược – ĐH Đà Nẵng ghi lại ngày 19-4. “Hôm ấy, đoàn dừng tàu trong khu vực đảo Gạc Ma, Colin và Len Đao để làm lễ tưởng niệm các chiến sĩ đã anh dũng hy sinh trong trận chiến Gạc Ma. Lễ tưởng niệm diễn ra dưới cái nắng gắt của biển, trong buổi lễ em đã được nghe nhiều hơn, chi tiết hơn về trận hải chiến các chiến sĩ đã chiến đấu, đã hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Chúng em thả những đóa hoa tươi theo dòng nước từ Len Đao trôi xuôi về Gạc Ma mà lòng rưng rưng, cảm phục sự hy sinh của các chiến sĩ hải quân 30 năm về trước!”, giọng Viễn nghèn nghẹn, xúc động.

Tận mắt nhìn thấy nơi các chiến sĩ chiến đấu kiên cường để bảo vệ Gạc Ma cách đây 30 năm về trước. Lê Hữu Linh Viễn còn may mắn được đặt chân lên nhà giàn DK1/17 (Phúc Tần). Em biết có rất nhiều chuyến tàu ra khơi không thể cập bến nhà giàn. May hôm ấy biển yên. Em đặt những bước chân thật chậm lên điểm đến cuối cùng của hải trình mà run run vì xúc động. Giữa mênh mông những con sóng bạc đầu liên tục vỗ mạnh, nhà giàn là một khối nhà bằng thép khổng lồ, kiên cố trước sóng nước biển khơi. Tuyệt nhất là ở đó, những bàn tay của các anh chiến sĩ đã làm nên những mảng màu xanh bằng những chiếc thùng chứa đất được mang ra từ đất liền với rất nhiều loại rau.

Đi để biết, biển đảo không chỉ là biên cương. Biển đảo còn là nhà! Nơi ấy có sự hiện diện của nhịp sống cư dân và những đứa trẻ nhảy chân sáo, hát đồng dao, cất tiếng cười hồn nhiên, tinh nghịch. Viễn kể lại, ngày 22-4, đoàn đến đảo Trường Sa – thị trấn Trường Sa. Thêm một lần khác với tưởng tượng và những gì đã nhìn thấy khi đi qua nhiều đảo, Viễn ngỡ ngàng và vỡ òa niềm vui khi những đứa trẻ con ùa đến ôm chầm lấy cậu với nụ cười thật tươi. “Hôm đó em gặp cậu bé tên Duy, 5 tuổi. Khi em hỏi Duy từng vào đất liền chưa? Cậu bé nhanh nhảu trả lời: “Dạ rồi. Nhưng con chỉ nghe ba mẹ nói vậy thôi ạ!”. Nhìn nét hồn nhiên của Duy, và nhiều đứa trẻ trên đảo, có một điều gì đó rất khác với trẻ em đất liền, đôi mắt đen rực sáng, dù vẫn vô tư theo tuổi nhưng giọng nói rất chắc chắn và cử chỉ thật mạnh dạn. Ở Trường Sa, còn có nhiều gia đình cư dân sinh sống. Với họ, đảo không phải là nơi mỗi ngày phải đối mặt với sóng gió biển khơi mà đảo là nhà!”, Viễn nói.

Vin trò chuyn cùng mt em bé  Trưng Sa

3. Viễn miết tay vào chiếc Huy hiệu Chiến sĩ Trường Sa được Bộ Tư lệnh Hải quân tặng. Em lặng đi giây lát rồi cất giọng trầm ấm: “Hành trình 10 ngày đó trôi qua thật nhanh! Hôm lên tàu trở về đất liền, kết thúc hải trình tuổi trẻ với biển đảo quê hương, lúc đoàn chuẩn bị rời cảng Trường Sa, các chiến sĩ, người dân và cả những đứa trẻ cùng nhau ra sát cảng biển để tiễn đoàn. Những cái ôm, nụ cười và nước mắt trong lưu luyến. Em vẫn nhớ như in những câu nói bật ra từ đáy lòng: Trường Sa nhớ đất liền, Trường Sa yêu đất liền, Trường Sa vì Tổ quốc… của chiến sĩ và cư dân của đảo khiến ai cũng rưng rưng”.

Lâu nay dường như Trường Sa chỉ xuất hiện trong em qua những trang sách, những dòng ký sự trên ti vi… Hành trình này giúp cho em hiểu hơn về Trường Sa, về biên giới của Tổ quốc, về biết bao cuộc chiến hy sinh xương máu của bao thế hệ để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng. Em hi vọng sẽ có cơ hội trở lại Trường Sa. Không chỉ là Trường Sa mà còn là Hoàng Sa. Bản thân em là một SV y, sẽ cố gắng trở thành một bác sĩ trong tương lai, có điều kiện sẽ trở lại nơi ấy để chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, chiến sĩ trên đảo nhiều hơn”, Viễn bộc bạch.

Phan Vĩnh Yên

 

Bình luận (0)