Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Học văn hóa ở trường nghề để được liên thông

Tạp Chí Giáo Dục

Chương trình khung các môn văn hóa ph thông quy đnh trong chương trình đào to TC có thông thoáng, song vn còn khó cho các trưng cũng như ngưi hc khi t chc ging dy và hc tp.

Hc sinh – sinh viên Trưng CĐ Kinh tế K thut TP.HCM trong gi thc hành ngh

Cn xây dng chương trình văn hóa cơ bn

Theo Luật Giáo dục nghề nghiệp, học sinh tốt nghiệp THCS học TC nghề được chọn hoặc không chọn học văn hóa. Tuy nhiên, theo đánh giá của lãnh đạo nhiều trường cũng như doanh nghiệp, nếu không học văn hóa thì hướng phát triển nghề nghiệp trong tương lai của người học sẽ hạn chế. Bà Nguyễn Thị Phương Mai (Phòng Tuyển sinh, Trường TC Kỹ thuật – Nghiệp vụ Nam Sài Gòn) khuyên: “Để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, học sinh nên đăng ký học văn hóa 4 môn theo hướng dẫn đào tạo văn hóa cho đối tượng THCS học TCCN (Thông tư 10 của Bộ GD-ĐT). Với học sinh “ngán” học văn hóa thì 4 môn là vừa sức, đây là kiến thức tối thiểu để có thể làm việc và tiếp cận với trang thiết bị tại trường cũng như doanh nghiệp. Riêng các em có học lực khá giỏi thì nên học văn hóa 7 môn theo chương trình GDTX nhằm nâng cao kiến thức phổ thông. Từ đó có thể dễ dàng đi theo hướng nghiên cứu hoặc thực hành, tăng cơ hội việc làm và hội nhập với thị trường lao động trong khu vực”.

Ông Đặng Văn Sáng (Hiệu trưởng Trường TC Bách khoa TP.HCM) cho rằng, hiện nay chương trình khung của các môn văn hóa phổ thông quy định trong chương trình đào tạo TC về thời lượng (số tiết) là hợp lý. Tuy nhiên, chương trình được phân chia làm 4 nhóm khác nhau như hiện nay đã phần nào làm khó cho cơ sở đào tạo đa ngành khi tổ chức giảng dạy. “Chỉ cần xây dựng một chương trình văn hóa cơ bản và cần thiết nhất cho tất cả các nhóm ngành nghề đào tạo. Những môn học văn hóa phổ thông đặc thù riêng của mỗi ngành nghề thì nhà trường có thể thiết kế, là học phần cơ sở trong chương trình đào tạo chuyên ngành. Ví dụ, trong chương trình văn hóa phổ thông chung này không có môn lịch sử nhưng đặc thù của ngành du lịch phải có môn học này thì nhà trường có thể xây dựng môn học lịch sử trong học phần cơ sở của ngành du lịch…”, ông Sáng đề xuất.

ThS. Nguyễn Văn Tuấn (Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức) cho biết với quy định hiện tại, các trường TC-CĐ có cơ sở vật chất, giáo viên, có thể đào tạo học phần văn hóa để học sinh đủ điều kiện dự thi THPT quốc gia và học liên thông lên CĐ-ĐH tại trường. Đây được xem là điều kiện thuận lợi cho người học có nhu cầu học cao hơn mà không phải đến các trung tâm, các trường rồi chờ đợi ngày thi lãng phí thời gian.

6 môn văn hóa + bng TC: Thi THPT quc gia

Bà Nguyễn Thị Phương Mai cho biết chỉ cần hoàn tất học phần 6 môn văn hóa và có tấm bằng TC là học sinh có thể dự thi THPT quốc gia như những thí sinh khác. Tuy nhiên, hồ sơ thi phải được trung tâm GDTX xem xét, nếu môn nào đã học thì được miễn, môn nào còn thiếu sẽ phải học bổ sung. Và để được liên thông lên CĐ cùng ngành, học sinh không cần bằng tốt nghiệp THPT mà chỉ cần bằng TC và giấy chứng nhận hoàn thành học phần văn hóa. Tuy nhiên, muốn học liên thông khác ngành, học sinh phải đăng ký học văn hóa ở trung tâm GDTX để có bằng tốt nghiệp THPT.

Giảm 70% học phí học nghề

Ông Nguyễn Tấn Thông (Trưởng ban Tuyển sinh Trường CĐ Giao thông Vận tải TW 6) cho biết năm 2018, 3 ngành đào tạo của trường là xây dựng cầu đường, cắt gọt kim loại và hàn được giảm đến 70% học phí. Thời gian đào tạo bậc CĐ từ 2-3 năm (80-90 tín chỉ). Học phí khối ngành kỹ thuật là 273.000 đồng/tín chỉ; khối ngành kinh tế là 241.000 đồng/tín chỉ. Các ngành nghề có đào tạo bậc TC dành cho học sinh tốt nghiệp THCS được miễn học phí theo quy định gồm: công nghệ ô tô, công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng, xây dựng cầu đường bộ, quản trị mạng máy tính, cắt gọt kim loại, hàn, khai thác vận tải đường bộ, kế toán doanh nghiệp. Khi tốt nghiệp sẽ được liên thông lên bậc CĐ-ĐH chính quy.

Ông Thông cho biết thêm, người học tốt nghiệp các ngành trọng điểm cấp độ quốc tế (công nghệ ô tô, công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng, xây dựng cầu đường bộ, quản trị mạng máy tính) và ngành trọng điểm khu vực ASEAN (công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng và cắt gọt kim loại) có thể tham gia thị trường lao động nước ngoài. Để đáp ứng nhu cầu xã hội, năm 2018 trường mở lớp đào tạo cử nhân chất lượng cao các ngành: công nghệ ô tô, xây dựng cầu đường bộ và công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng.

T.An

“Một số ngành nghề đòi hỏi người học phải có trình độ nhất định mới có thể học được, cho nên việc trang bị học phần văn hóa ở trường nghề là vô cùng quan trọng. Đây còn là điều kiện cần để người học sau khi ra trường có thể tham gia thị trường lao động cạnh tranh ngày càng gắt gao”, ông Trần Ngọc Cường (Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật Thủ Đức) nhấn mạnh.

Đề cập đến thuận lợi và khó khăn trong việc học liên thông, ông Đặng Văn Sáng cho rằng đào tạo liên thông là đào tạo nâng cao và liên tục nhằm bổ sung kiến thức cũng như kỹ năng cho người lao động muốn nâng cao trình độ chuyên môn. Chính sách liên thông hiện nay chưa khuyến khích người học đi học nghề bậc TC. Cụ thể, quy định người học liên thông phải thi cùng với thí sinh mới tốt nghiệp THPT là làm khó cho người muốn học và vô tình làm mất đi thời gian “vàng” của người lao động, do sắp xếp được thời gian để đi học nhưng lại phải chờ đến kỳ thi THPT quốc gia mới được thi.

T.Anh

 

Bình luận (0)