Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Bất cập trong giảng dạy, đánh giá học sinh ở môn tiếng Anh

Tạp Chí Giáo Dục

Hin nay, có khong hơn 7 đu sách giáo khoa Chương trình giáo dc ph thông 2018 môn tiếng Anh bc THPT trên th trưng. Tuy nhiên, cùng chung mt khi lp, nhưng cu trúc và ch đim mi đơn v bài hc mi giáo trình hoàn toàn khác nhau, dn đến s ln xn trong ging dy, nht là khó khăn trong đánh giá hc sinh khi chưa có mt khung chun v kiến thc, k năng.


Vic dy và hc tiếng Anh trong Chương trình giáo dc ph thông 2018 còn tn ti nhiu bt cp (nh minh ha). Ảnh: Đ.Yến

S không đng b và thng nht trong chương trình

Sự ra đời của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đánh dấu bước ngoặt đột phá chưa từng có trong tiền lệ ngành giáo dục: Một chương trình giảng dạy với nhiều bộ giáo trình (sách giáo khoa) khác nhau. Có thể xem như một cuộc “thay máu” hay “cuộc cách mạng” về sự chủ động chọn lựa giáo trình sao cho phù hợp với điều kiện từng vùng, miền và phá bỏ thế độc quyền về biên soạn sách giáo khoa. Tuy nhiên, nó còn nhiều điều cần suy nghĩ như: Tính thống nhất của các bộ giáo trình giảng dạy, hay khung chuẩn năng lực ở mỗi khối… Trong khi mỗi địa phương, mỗi trường chọn một bộ sách khác nhau để giảng dạy. Điều này vô cùng bất cập và gây khó khăn, hoang mang cho cả phụ huynh và học sinh. Hiện nay, có khoảng hơn 7 đầu sách giáo khoa Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn tiếng Anh bậc THPT trên thị trường và qua năm học 2022-2023, có thể thấy có 3 đầu sách được các trường ưu tiên lựa chọn trên cả nước là bộ: Friends Global, Global Success và Bright. Tuy nhiên, dù cùng chung một khối lớp, thí dụ như khối lớp 10, nhưng cấu trúc và chủ điểm mỗi đơn vị bài học ở mỗi giáo trình hoàn toàn khác nhau! Chính vì điều này tạo nên sự lộn xộn trong việc giảng dạy, đặc biệt là không có một khung chuẩn về kiến thức và kỹ năng để đánh giá học sinh khi kết thúc năm học. Chưa kể đến khó khăn khi chuyển từ trường này sang trường khác mà ở hai trường đó dùng 2 bộ sách giảng dạy khác nhau.


Nhiu giáo viên cho rng B GD-ĐT cn thay đi cách công nhn và đánh giá đi vi môn tiếng Anh (nh minh ha). Ảnh: Y.Hoa

Đáng lẽ ra, trước khi triển khai bắt đầu viết chương trình, ban lãnh đạo chương trình phải có những thống nhất về tiêu chí cụ thể và rõ ràng: Cấu trúc chương trình, cấu trúc mỗi đơn vị bài học, chủ đề mỗi đơn vị bài học, nội dung và kiến thức, kỹ năng cần đạt được… ở mỗi đơn vị bài học. Thí dụ, như khối lớp 10, có tổng số bao nhiêu bài học cho toàn chương trình, chủ đề mỗi bài là gì, kiến thức ngôn ngữ và ngữ liệu nào ở mỗi bài, kỹ năng nào cần phải đạt được…, dựa trên những yêu cầu đó, ban biên soạn của mỗi bộ sách lựa chọn, sàng lọc kiến thức và viết sao cho phù hợp. Đột phá về biên soạn và tự chủ quyền chọn lựa sách giáo khoa là thành công đáng ghi nhận, nhưng với giáo trình hiện nay thì rất phức tạp. Thí dụ, như biên chế năm học thì giống nhau (thông thường thì học kỳ I thì 18 tuần thực học và học kỳ II thì 17 tuần), nhưng sách Global Success lớp 10 thì có 10 bài, trong khi Friends Global thì có 9 bài.  

Cn thay đi cách đánh giá và công nh

Không giống như các môn học khác, tiếng Anh là môn học đặc thù nên việc công nhận phải cởi mở hơn, đột phá hơn và phù hợp hơn. Bên cạnh việc đánh giá truyền thống (học hết chương trình, thi cuối học kỳ và đạt theo quy định thì được lên lớp), hãy đưa thêm tiêu chí đánh giá theo tín chỉ và học vượt lớp. Bất kỳ học sinh nào đạt được tín chỉ quy định thì coi như hoàn tất chương trình học. Lấy thí dụ bất cập thế này, một học sinh lớp 10 hoặc lớp 11 đạt IELTS 6.0 rồi mà phải học cho hết năm lớp 12 thì mới được công nhận là hết chương trình THPT (trong khi đó Bộ GD-ĐT công nhận 4.0 là miễn thi tốt nghiệp và đạt 10 điểm thi môn này). Thật là một nghịch lý hiếm thấy và phản khoa học.

Cho phép học sinh học vượt lớp là một cách đánh giá cần xem xét để tránh lãng phí thời gian và công sức học sinh. Ở mỗi khối lớp (10, 11, 12) có một bài thi chuẩn đánh giá khối lớp đó và bất kỳ học sinh nào làm đạt kết quả theo quy định thì được công nhận hoàn tất chương trình khối lớp đó (bất kể học sinh đó đang học khối lớp nào).

Mnh dn đưa môn tiếng Anh là môn bt buc cho bt k t hp xét tuyn ĐH

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 mạnh dạn đưa tiếng Anh vào các môn học bắt buộc thể hiện quyết tâm, đầu tư nhằm cải thiện và nâng tầm năng lực ngoại ngữ cho các thế hệ Việt Nam. Tận dụng cơ hội này, các trường ĐH hãy mạnh dạn đưa môn tiếng Anh thành môn bắt buộc của các tổ hợp xét tuyển ĐH. Nếu làm được điều này sẽ làm thay đổi tư duy và nhận thức của học sinh, Việt Nam sẽ rút ngắn được thời gian để nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ và hội nhập. Xem lại điều kiện miễn tốt nghiệp môn tiếng Anh dựa vào điểm IELTS, yêu cầu về năng lực ngôn ngữ đối với học sinh THPT khi kết thúc chương trình lớp 12 là bậc 3 (tương ứng B1) theo Khung năng lực ngoại ngữ châu Âu có 6 bậc. Theo khung tham chiếu chuyển đổi của ĐH Cambridge, bậc 3 (B1) điểm IELTS dao động từ 4.0 đến 5.0. Theo Thông tư 04/2017 của Bộ GD-ĐT, học sinh đạt điểm IELTS 4.0 và còn hiệu lực thì được miễn thi tốt nghiệp THPT và đạt điểm 10 môn này là chưa thỏa đáng. IELTS 4.0 là điểm thấp nhất của bậc 3 (B1), trong khi điểm cao nhất là IELTS 5.0. Vậy tốt nhất lấy bình quân điểm 4.5 là dễ chấp nhận và hợp lý nhất. Bên cạnh đó, việc các trường ĐH xét tuyển dựa vào điểm IELTS và cách quy đổi điểm IELTS sang điểm thi ĐH mỗi trường một kiểu, lộn xộn và không đồng bộ. Tốt nhất Bộ GD-ĐT mà cụ thể là Cục Kiểm định chất lượng giáo dục nên có một khung tham chiếu quy đổi thống nhất, phù hợp và khoa học. Bảng dưới đây là khung gợi ý chuyển đổi tham khảo của người viết:

Dù bất kỳ sự đột phá, cải cách nào cũng có ý kiến trái chiều và thử thách lúc đầu, nhưng nếu sự đột phá ấy đi đúng hướng và đúng mục tiêu thì phải nên làm và quyết tâm với mục tiêu đã đề ra.

Đng Thanh Huân
(giáo viên môn tiếng Anh Trưng
THPT Nguy
n Hu Th, Q.4, TP.HCM)

Bình luận (0)