Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Phụ nữ vùng cao “nói không với tảo hôn”

Tạp Chí Giáo Dục

Nhm góp phn ngăn nga, gim thiu tình trng to hôn và hôn nhân cn huyết thng đng bào dân tc thiu s, các ch hi ph n nhiu bn làng vùng cao tnh Qung Nam đã thành lp CLB “Chi hi ph n nói không vi to hôn”. Mô hình bưc đu ghi nhn nhng chuyn biến tích cc trong nhn thc ca ngưi dân…


Nhng ngưi m, ngưi v đóng vai trò tích cc trong vic tuyên truyn phòng chng to hôn

Li ru bun sau rng núi

Xã Tr’hy và xã Dang (huyện Tây Giang – tỉnh Quảng Nam) có địa hình hiểm trở, đời sống kinh tế của bà con đồng bào thiểu số còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Cũng như nhiều địa phương miền núi khác ở tỉnh này, hủ tục lạc hậu đâu đó còn diễn ra để lại nhiều hệ lụy trong các bản làng. Gần 70 tuổi, đôi mắt bà Bríu Thị Pênh – xã Tr’Hy đượm buồn. Bà kể: “Tôi lấy chồng năm 14 tuổi, không có tuổi thơ. Hồi ấy ở vùng đất Tây Giang, con gái Cơ Tu như tôi lấy chồng sớm. Bố mẹ không cần biết con muốn lấy chồng hay chưa, chỉ cần có người dạm ngõ là đồng ý. Thậm chí, có khi hai gia đình uống với nhau chén rượu rồi gả con cho nhau… Lấy chồng sớm, không việc làm nên cuộc sống thiếu thốn, con ốm chỉ biết cầu giàng cho khỏi bệnh. Quanh năm phải đi nương rẫy trồng sắn với ngô để có cái ăn cho gia đình. Cực lắm”.

Chị Ating Thị Lệ, 28 tuổi, ở thôn Abanh1, xã Tr’Hy cũng lấy chồng khi mới 15 tuổi. Yêu một bạn trai cùng xã rồi có thai, Lệ bỏ ngang chuyện học để làm vợ, làm mẹ. “Ngày đó, hai bên gia đình đều phản đối vì sợ con cái còn “trẻ người non dạ”, nhưng vì chuyện cũng đã lỡ nên đành chấp nhận. Lấy chồng quá trẻ, tôi không có kinh nghiệm làm vợ, làm mẹ. Hai đứa con luôn bị ốm đau, hai vợ chồng lại không có việc làm ổn định nên cuộc sống vô cùng khó khăn”, chị Lệ kể.

Câu chuyện tảo hôn đâu đó vẫn âm ỉ diễn ra trong mỗi bản làng vùng cao, nối đời này sang đời khác như một lời ru buồn. Hai năm trước, khi vừa mới 15 tuổi, chị Bnướch Thị Vương – xã Dang (huyện Tây Giang) nghỉ học, lấy chồng. Đứa con chào đời sau đó bị suy dinh dưỡng, ốm đau thường xuyên. “Tôi chưa có kiến thức, không biết chăm sóc con. Gia đình chồng lại khó khăn nên con không được chăm sóc đầy đủ. Con suy dinh dưỡng tôi không biết làm gì hết. Được nghe các chị ở Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã, thôn giải thích tôi mới hiểu. Tôi sẽ tuyên truyền để các em gái không lấy chồng sớm nữa. Lấy chồng sớm thì bản thân mình chứ không phải ai khác sẽ đối mặt với nhiều khó khăn”, Bnướch Thị Vương bộc bạch.

Nâng cao nhn thc đ đi thay đi sng

Cách trung tâm hành chính xã Tr’hy khoảng 4km, thôn Dâm II có 35 hộ dân với 121 khẩu. Bà con chủ yếu sống dựa vào canh tác nương rẫy. So với mặt bằng chung của xã, đời sống của người dân thôn Dâm II còn gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo lên tới 62,86%, dân trí còn thấp, sự giao lưu giữa người dân trong thôn với các thôn khác trên địa bàn xã rất ít.

Để đẩy lùi hủ tục tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, Hội LHPN xã Tr’hy đã đưa ra giải pháp tuyên truyền lồng ghép, tạo điều kiện cho chị em phụ nữ người Cơ Tu xã có cơ hội kể cho nhau những câu chuyện đời, chuyện nhà; nghe cán bộ hội tuyên truyền, giải thích về hậu quả, hệ lụy của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”, từ đó dần nâng cao nhận thức. “Quá trình triển khai hoạt động mô hình không sinh con thứ 3, trong tất cả các cuộc họp chúng tôi đều tuyên truyền về hệ lụy của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ, trẻ sinh ra dễ mang các dị tật bẩm sinh. Mặt khác, lập gia đình khi chưa đủ tuổi khiến các cặp vợ chồng trẻ gặp nhiều áp lực về kinh tế vì chưa đủ kiến thức, bản lĩnh để xây dựng cuộc sống mới”, bà Rêếc Thị Nhớ – Chủ tịch Hội LHPN xã Tr’hy nói.



Nh
ng bui sinh hot CLB “Chi hi ph n nói không vi to hôn”  thôn Dâm II mang li hiu qu tích cc

Bà Bríu Th Nem – Ch tch Hi LHPN huyn Tây Giang cho biết: “Trong gia đình, ngưi m là ngưi luôn chia s đng viên con cái. Tham gia CLB, các ch đưc lng nghe các chia s điu hay t các thành viên khác, nói lên nhng khó khăn, nht là các ch trưc đây b to hôn tri qua cuc sng khó khăn đ ch em rút kinh nghim. Đng thi chia s vi nhau v cách làm kinh tế, dy con cái hc tp… Hc t nơi chúng ta đang sinh sng, các mô hình trong thôn thì s đem li hiu qu cao hơn”.

Tháng 7-2022, mô hình “Chi hội phụ nữ nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” được thành lập tại thôn Dâm II thay vì lồng ghép với mô hình “Phụ nữ không sinh con thứ ba” như trước. Những chị em phụ nữ Cơ Tu là hạt nhân tuyên truyền, vận động người thân nói không với hủ tục lạc hậu này. Mô hình được triển khai làm điểm từng thôn và tiếp tục phát triển mô hình khi thôn làm điểm cho kết quả tốt. Bà A Lăng Thị Đương – thôn Dâm II phấn khởi cho biết: “Sau khi thôn thành lập mô hình, chị em được tin có một nữ sinh trong thôn có ý định nghỉ học để đi lấy chồng. Chị em đã đến gặp động viên, phân tích các hệ lụy phải đối mặt nếu lấy chồng sớm. Cháu gái sau đó đã quay lại trường học và dự định tốt nghiệp THPT sẽ đi học nghề để có việc làm ổn định”. 

Cách trung tâm huyện Tây Giang khoảng 10 cây số, so với xã Tr’hy điều kiện giao thông ở xã Dang khá thuận lợi, cuộc sống người dân chủ yếu dựa vào nương rẫy. Xã Dang trước đây tình trạng tảo hôn xảy ra khá phổ biến. Tháng 11-2021, Hội LHPN huyện Tây Giang đã chỉ đạo và phối hợp với Hội LHPN xã Dang ra mắt mô hình “Chi hội phụ nữ nói không với tảo hôn” tại thôn Tur. 100% gia đình ký cam kết thực hiện không để xảy ra tảo hôn. Chị Alăng Thị Đào – thôn Tur cho biết: “Tham gia CLB, chúng tôi mong chị em thay đổi nhận thức mới về cuộc sống để cùng phát triển kinh tế, sinh con cái mạnh khỏe về thể trạng và trí tuệ”.

Bà Bríu Thị Nem – Chủ tịch Hội LHPN huyện Tây Giang cho biết: “Trong gia đình, người mẹ là người luôn chia sẻ động viên con cái. Tham gia CLB, các chị được lắng nghe các chia sẻ điều hay từ các thành viên khác, nói lên những khó khăn, nhất là các chị trước đây bị tảo hôn trải qua cuộc sống khó khăn để chị em rút kinh nghiệm. Đồng thời chia sẻ với nhau về cách làm kinh tế, dạy con cái học tập… Học từ nơi chúng ta đang sinh sống, các mô hình trong thôn thì sẽ đem lại hiệu quả cao hơn”.

Vĩnh Yên

Bình luận (0)