Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Sao Việt đổi đời nhờ đổi nghệ danh “rồng” rồng

Tạp Chí Giáo Dục

Có nhiu ngh sĩ hát mãi nhưng khán gi không biết tên. Thế nhưng khi đi ngh danh thì bt ng ni tiếng. Chuyn các sao Vit đi đi nh ngh danh “rng” cũng vô cùng thú v mà rt ít ngưi biết đến…


NSƯT Kim T Long trong v nhc kch s Vit “Tình s Thăng Long”

Nhng “chú rng” bay cao!

Nhắc đến nghệ sĩ Bạch Long, khán giả đều biết anh là con của NSND Thành Tôn và các anh chị em của anh đều nổi danh trong giới sân khấu như Thành Lộc, Bạch Lê, Bạch Lựu, Bạch Liên, Bạch Lý… Nghệ sĩ Bạch Long tên thật là Nguyễn Thành Tùng, sinh năm 1959 trong một gia đình làm nghệ thuật nên anh đi diễn từ năm 10 tuổi. Những năm đầu vào nghề, anh vẫn dùng tên thật là Thành Tùng để làm nghệ danh. Tuy nhiên cái tên này không giúp cho anh nổi danh. Trong một đêm diễn nọ, anh được đồng nghiệp góp ý là nghệ danh này không hay, lại trùng với nhiều nghệ sĩ. Điều đó khiến cho Bạch Long nhiều đêm suy nghĩ, quyết tìm cho mình một nghệ danh mới để “đổi đời”. Vì hâm mộ tài nghệ của diễn viên Lý Tiểu Long nên anh quyết định lấy tên Long, chữ lót Bạch thì giống các chị em trong nhà. Từ đó nghệ danh Bạch Long ra đời và giúp anh “đổi đời” thật.

Từ một anh lính chạy cờ vì ngoại hình quá nhỏ bé, anh bất ngờ được các đạo diễn chọn vào vai chính trong các vở cải lương truyền hình như “Thánh Gióng”, “Trần Quốc Toản ra quân”, “Kim Đồng”… Đặc biệt là Bạch Long tạo dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả với 8 lần đóng vai Tề Thiên Đại Thánh trong các vở video cải lương.

Năm 1990, anh dồn tâm huyết thành lập đoàn Đồng Ấu Bạch Long với mục tiêu đào tạo thế hệ kế thừa. Từ đoàn cải lương của mình, anh đã đào tạo ra hàng loạt tên tuổi nổi bật của cải lương hiện nay như Quế Trân, Trinh Trinh, Tú Sương, Vũ Luân, Chinh Nhân, Bình Tinh, Linh Tý, Lê Thanh Thảo, Thiên Long, Thy Trang…


NSƯT Kim Tiu Long tham gia d án “Sân khu hc đưng 2023”

NSƯT Kim Tử Long cũng là nghệ sĩ cải lương nổi tiếng của Việt Nam nhưng ít ai biết, lúc mới vào nghề anh cũng rất lận đận. Anh tên thật là Hoàng Kim Long, sinh 1966 trong gia đình không có ai theo nghề cải lương. Năm 14 tuổi, do ở gần nhà nghệ sĩ Minh Vương, Kim Tử Long nghe hát riết rồi bị nhiễm và mê lúc nào không hay. Sau đó, Kim Tử Long vào học tại Trường đào tạo nhà hát cải lương Trần Hữu Trang để biết thêm nhiều bài vọng cổ và một số trích đoạn cải lương.

Ra trường, anh tham gia nhiều vở diễn với tên thật là Hoàng Kim Long nhưng vẫn không được khán giả chú ý. Mãi đến mùa xuân năm 1986, anh chính thức được NSND Phùng Há đặt nghệ danh mới là Kim Tử Long. NSND Phùng Há nói với anh: “Con phải là một con rồng vàng trên sân khấu cải lương”. Và quả thật, nghệ danh này đã giúp Kim Tử Long trở thành anh kép chánh nổi danh cho đến ngày hôm nay với rất nhiều giải thưởng danh giá.

Câu chuyện về nghệ danh của ngôi sao cải lương “rồng nhỏ” Kim Tiểu Long cũng rất đặc biệt. Anh tên thật là Trương Hoàng Kép, sinh năm 1974 có người anh ruột là kép chánh Châu Tuấn của đoàn cải lương La Ngà. Khi đoàn của anh trai về Vĩnh Long hát, đêm nào Trương Hoàng Kép cũng nép sau cánh gà xem anh mình diễn.

Khi vào nghề hát, Trương Hoàng Kép được anh trai Châu Tuấn đặt nghệ danh là Châu Kiệt nhưng hát mãi cũng không được khán giả biết đến. Khi có điều kiện về hát ở TP.HCM, anh đổi nghệ danh mới là Tiểu Long nhưng sự nghiệp cũng không mấy thành công. Đã vậy có thời gian anh muốn bỏ nghể bởi chứng bệnh giãn dây thanh quản khiến anh gần như tắt tiếng… Phải mất hai năm trời chạy chữa anh mới lấy lại chất giọng của mình.

Đi hát ở quán nghệ sĩ được một thời gian, Tiểu Long tình cờ quen được thần tượng của mình là nghệ sĩ Kim Tử Long. Thương “thằng em” hiền ngoan, Kim Tử Long khuyên nên thêm chữ Kim lên trước Tiểu Long để sự nghiệp dễ… phát sáng. Dường như lời khuyên đó linh ứng nên chỉ sau một năm, Kim Tiểu Long đã lọt vào mắt của các đạo diễn nổi tiếng làm phim cải lương.

Một vóc dáng đẹp, một giọng ca hay và một phong thái rất nam tính, Kim Tiểu Long nhanh chóng trở thành một kép chánh ăn khách bên cạnh hai cô đào ăn ý Thanh Ngân, Quế Trân đồng thời anh cũng đoạt nhiều giải thưởng, được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSƯT năm 2010.

Nhng kế hoch trong năm rng

Sau 56 năm cống hiến cho nghệ thuật, năm 2023, ở tuổi đời 64, Bạch Long đã có tên trong danh sách những nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu cao quý NSƯT. Đây là niềm tự hào rất lớn của bản thân anh. Để đánh dấu sự kiện này, trong năm 2024, Bạch Long sẽ thực hiện một liveshow riêng cùng các học trò với tên gọi “Ăn cơm tổ, khổ vẫn cười 2”.

Dù phải vất vả mưu sinh nhưng nghệ sĩ Bạch Long vẫn khiến nhiều khán giả yêu mến bởi tính cách chân thành, hiền lành và luôn dành sự trân trọng cho nghề. Anh yêu nghề và vẫn luôn muốn được cống hiến hết mình dù mái tóc đã dần phai màu theo năm tháng.

Còn với NSƯT Kim Tử Long, trong năm 2024, dự án lớn nhất của anh là kết hợp với Sân khấu kịch Hồng Vân ra mắt vở nhạc kịch sử Việt “Tình sử Thăng Long” được cảm tác từ kịch thơ “Công chúa Ngọc Hân” của tác giả Lưu Quang Vũ. Trong đó, Kim Tử Long sẽ đảm nhận vai Nguyễn Huệ, NS Hồng Vân vai bà Nguyễn Thị Huyền – mẹ công chúa Ngọc Hân, NS Hoàng Sơn vai Nguyễn Nhạc, NS Hoàng Yến vai công chúa Ngọc Hân cùng dàn diễn viên hùng hậu vào các vai phụ.


NSƯT Bch Long và hc trò Trinh Trinh trong mt trích đon ci lương

Vở sẽ ra mắt khán giả vào mùng 6, 7 Tết 2024 tại Nhà hát Bến Thành. Theo đó, trong vở diễn này, 3 nghệ sĩ gạo cội: Hồng Vân – Kim Tử Long – Hoàng Sơn đảm trách vai trò cố vấn, những việc còn lại giao lại cho lớp trẻ là Khôi Nguyên (con trai NS Hồng Vân), Maika (con Kim Tử Long) và Hoàng Hải (con Hoàng Sơn) quán xuyến.

Kim Tử Long cho biết, vai diễn đặc biệt này tạo cho anh nhiều cảm xúc khi hóa thân vào nhân vật. Trước đó, ở lĩnh vực cải lương, Kim Tử Long đã thực hiện một số vở cải lương sử Việt như “Rạng ngọc Côn Sơn”, “Má hồng soi kiếm bạc”…

Riêng “rồng nhỏ” Kim Tiểu Long thì tập trung vào dự án “Sân khấu học đường 2024”. Mang lời ca tiếng hát và những trích đoạn, ca khúc sử Việt vào học đường là niềm háo hức của anh trong năm rồng.

Anh cho biết: “Tôi vui khi được mang lời ca, tiếng hát đến với các em học sinh. Đặc biệt hơn là mang những ca khúc âm hưởng dân ca viết về sử Việt cùng các trích đoạn cải lương ca ngợi tấm gương bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta… Tôi mong dự án ý nghĩa này sẽ được nhân rộng nhiều hơn nữa…”.

Song Minh

Bình luận (0)