Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Mùa xuân của học sinh Đất Mũi

Tạp Chí Giáo Dục

Do đc thù v đa lý, rt nhiu hc sinh Mũi Cà Mau phi đi hc bng phương tin ghe, xung hoc v lãi. Vì điu kin đi li và cuc sng còn nhiu khó khăn nên Tết ca các em cũng rt đc bit.


Hc sinh Trưng Tiu hc 1 Đt Mũi ti bui nhn h tr do Thành y TP.HCM t chc

C gng đi tìm con ch

Xã Đất Mũi có 5 ngôi trường: 1 trường mẫu giáo, 3 trường tiểu học và 1 trường THCS với khoảng 2.200 học sinh. Cha mẹ của những học sinh nơi đây chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt thủy hải sản. Tuy nhiên, những năm gần đây, nguồn lợi thủy hải sản ít dần nên đời sống của họ vốn dĩ đã khó nay lại càng khó khăn hơn. Vì cuộc sống, nhiều gia đình phải gửi con lại cho ông bà để đi làm ăn xa.

Chị Nguyễn Thị Tám (phụ huynh học sinh Trường THCS Đất Mũi) chia sẻ: “Hai vợ chồng chị sống bằng nghề đặt lú nên rày đây mai đó. Để đảm bảo việc học cho con hai vợ chồng quyết định để con ở nhà với bà ngoại. Dẫu rất nhớ con nhưng vì tương lai của con nên hai vợ chồng đành chấp nhận. Chúng tôi mong việc làm ăn thuận lợi kiếm được tiền để cho con có cái Tết đầy đủ”, chị Tám bày tỏ.

Chính vì vậy, phần lớn học sinh ở Đất Mũi phải sống xa cha mẹ. Cũng có không ít người mẹ bế tắc với cuộc sống nên bỏ đi để lại chồng và những đứa con với cuộc sống lam lũ. Điều đáng khâm phục ở học sinh Đất Mũi đó là các em rất ham học bởi có học mới giúp các em đổi đời. Như trường hợp của em Phạm Văn Long (lớp 3A Trường Tiểu học 1 Đất Mũi), vì gia cảnh quá khó khăn nên mẹ đã bỏ 4 cha con của em ra đi. Dù cuộc sống thiếu trước hụt sau nhưng em vẫn bám trụ với con đường học vấn. Hàng ngày, em tranh thủ thức sớm để đi đò đến trường. “Với em, chỉ việc học tập mới giúp em có được tương lai tốt hơn. Nghĩ vậy, cuộc sống có khó khăn đến đâu em cũng cố gắng học tập để sau này giúp đỡ gia đình”, Long bày tỏ.

Phương tiện đến trường của các em chủ yếu là bằng ghe, xuồng hoặc vỏ lãi. Bởi cơ sở hạ tầng ở Mũi Cà Mau chưa phát triển nên vẫn còn những con đường đất. Mùa nắng thì đỡ, mùa mưa hay nước nổi, những con đường này đầy sình lầy, ngập nước. Nhiều học sinh nhà ở tận trong ruộng, vuông tôm nên việc em đến trường với bộ dạng lấm lem, áo quần dính đầy bùn đất là chuyện rất bình thường. Cũng có một số học sinh nhà gần, đường sá đổ bê tông nên đến trường dễ dàng hơn, tuy nhiên đây chỉ là số ít.

Cô Đặng Thị Bồng (giáo viên Trường Tiểu học 1 Đất Mũi) cho biết, khó khăn của học sinh nơi đây là nhà ở xa, cách trường 7-8 cây số. Nhiều em nhà ở tận vuông tôm đầy sình lầy, xung quanh là những bờ đê ngập nước. Để đến được trường, các em phải xắn quần tận gối và lội thật xa mới tới bến đò đưa đến trường. “Mùa nước nổi, nhất là vào dịp gần Tết sân trường cũng bị ngập nước lênh láng. Nhiều lúc, học sinh đến lớp quần áo lấm lem, ướt sũng rất đáng thương”, cô Bồng chia sẻ.

Tết Đt Mũi

Vì điều kiện khó khăn nên Tết của học sinh ở Đất Mũi khá đặc biệt. Nếu những ngôi trường ở thành phố có điều kiện, Tết thường mua cây kiểng, hoa mai, hoa cúc đắt tiền về để trang trí, tạo sắc xuân thì những ngôi trường ở Đất Mũi chủ yếu tận dụng “cây nhà lá vườn” để trang trí trường lớp. Những thầy cô khéo tay tìm những cành cây khô nhiều nhánh mang về bỏ vào chậu sau đó dán hoa mai, hoa cúc giả lên làm kiểng. Trường lớp cũng do chính tay thầy cô và học sinh tự cắt giấy màu thành những bông hoa, chữ rồi dán lên tường. “Làm như vậy cho đỡ tốn kém. Thay vì dùng tiền để mua đồ trang trí Tết thì chúng tôi dùng khoản đó để hỗ trợ học sinh khó khăn giúp các em có cái Tết ấm áp, sum vầy hơn”, cô Bồng chia sẻ.

Thầy Lê Thanh Tùng (Trường THCS Đất Mũi) cho biết: “Mỗi dịp lễ, Tết nhà trường cũng tổ chức thăm hỏi gia đình các em học sinh khó khăn để động viên, tặng quà. Những phần quà này đều do nhà trường vận động từ mạnh thường quân. Tùy vào những đợt vận động, nhà trường trao tiền hoặc quà để các em cảm nhận được sự quan tâm của thầy cô, mọi người dành cho mình để đón cái Tết an vui, sum vầy”.


Hc sinh xã Đt Mũi li trên sân trưng ngp nưc

Ông Trương Văn Sệ (Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Đất Mũi) cho hay, địa bàn xã có rất nhiều học sinh khó khăn. Mỗi năm Tết chỉ đến một lần nên địa phương cũng nỗ lực chăm lo để tất cả đều được đón Tết. Theo đó, xã Đất Mũi rà soát những học sinh khó khăn và vận động các tổ chức, mạnh thường quân chung tay hỗ trợ. Qua mỗi đợt vận động, xã đã trao tiền, quà, tập sách, dụng cụ học tập… cho học sinh nghèo hiếu học. Những em không có điều kiện đến trường được xã tặng xe đạp. Nhờ đó, tỉ lệ học sinh nghèo bỏ học giảm rất nhiều so với trước đây.

“Tết đến xuân về, xã Đất Mũi cũng quan tâm đến hoạt động đón Tết của bà con nơi đây, đặc biệt là các em học sinh. Xã đã tổ chức đoàn đi thăm hỏi, động viên các em đón Tết. Ngoài ra, xã cũng phối hợp với Đoàn Thanh niên, Đoàn trường… tổ chức các hoạt động vui xuân trên địa bàn để bà con và các em học sinh tham gia”, Phó Bí thư xã Đất Mũi cho biết.

Hình ảnh những chiếc ghe, xuồng, vỏ lãi chở hoa vạn thọ, hoa cúc, mào gà… chạy dập dìu trên sông có lẽ quá đỗi thân quen đối với người miền Tây sông nước. Cà Mau cũng vậy, những phương tiện đó không chỉ để chở hàng hóa mà còn chở người dân đi chơi Tết, chở học sinh tham gia những hoạt động đón chào năm mới.

Thế mới thấy, học sinh ở thành phố quá đủ đầy. Tết của các em là được mặc quần áo mới được cha mẹ chở đi đó đây đúng chuẩn “cậu ấm, cô chiêu”, còn học sinh ở Mũi Cà Mau niềm vui ngày Tết chỉ quanh quẩn ở quê, đón Tết cùng gia đình, bè bạn. Đối với các em những ngày Tết rất quý giá. Vì có thời gian này các em mới được sum họp cùng gia đình, cha mẹ sau những ngày họ mưu sinh ở xa. Bên cạnh đó, các em cũng được mặc trên người những bộ đồ mới, được ăn những món ăn thịnh soạn hơn so với ngày thường.

H Trinh

Bình luận (0)