Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Xây cơ chế tự chủ cho các trường tiên tiến hội nhập

Tạp Chí Giáo Dục

S GD-ĐT TP.HCM đang trong quá trình xây dng d tho đ án cơ chế t ch hot đng các đơn v s nghip công lp ngành giáo dc thc hin t đm bo chi thưng xuyên trên đa bàn TP.HCM đến năm 2025.


TP.HCM đang xây dng d tho đ án cơ chế t ch cho các trưng thc hin theo mô hình trưng tiên tiến, hi nhp quc tế

Như vậy, với đề án này, TP.HCM muốn trao cơ chế tự chủ toàn phần cho các trường thực hiện mô hình trường tiên tiến hội nhập quốc tế tại TP.HCM ở các cấp học từ mầm non đến THPT, bao gồm tự chủ tài chính, nhân sự, kế hoạch giảng dạy…

L trình cun chiếu tng năm

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Lê Hoài Nam thông tin, lộ trình thực hiện tự chủ của các đơn vị đến năm 2025 theo đề án sẽ được chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Xây dựng, được thực hiện cuốn chiếu theo từng năm học. Trong đó, khối THCS với thời gian là 4 năm; khối tiểu học là 5 năm; khối mầm non 3 năm; Giai đoạn 2: Hình thành từ 2 đến 5 năm; Giai đoạn 3: Phát triển.

Hiện nay, sở đang trong quá trình xây dựng các nhóm giải pháp thực hiện, phù hợp với việc phân cấp tự chủ của các đơn vị theo lộ trình, bao gồm nhóm giải pháp về phân cấp công tác chuyên môn; nhóm giải pháp phân cấp công tác tuyển sinh; nhóm giải pháp về phân cấp công tác tổ chức; nhóm giải pháp về tài chính – cơ sở vật chất.

Ông Lê Hoài Nam cho biết, mục tiêu của đề án trước hết nhằm đảm bảo tính hợp pháp, thống nhất, phù hợp với chủ trương, pháp luật và mục tiêu đến năm 2025 giảm tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn TP.HCM theo Quyết định số 2659 năm 2019 của UBND TP.HCM.

Song song, đề án hướng tới đẩy mạnh toàn diện việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục đào tạo đồng bộ cả về kế hoạch, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính. Bố trí hợp lý các nguồn lực Nhà nước dành cho các hoạt động dịch vụ sự nghiệp công…

“Đơn vị tự chủ càng cao về tài chính thì được tự chủ cao trong triển khai thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự nhằm tạo ra bước đột phá mới trong cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục đào tạo” – ông nhấn mạnh.

Hc phí t ch s đưc thu như thế nào?

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Lê Hoài Nam nhìn nhận, khi thực hiện cơ chế tự chủ, điều quan trọng nhất là phân định rõ giá, phí theo từng loại dịch vụ giáo dục đào tạo được ngân sách Nhà nước đảm bảo toàn bộ, hỗ trợ và không được ngân sách Nhà nước hỗ trợ, từ đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị.

Đặc biệt, phải xây dựng lộ trình giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục phù hợp với tình hình địa bàn TP.Thủ Đức và các quận huyện, trong đó từng bước xóa bỏ bao cấp qua giá, phí cung cấp dịch vụ giáo dục và đào tạo theo hướng từng bước tính đủ chi phí tiền lương, chi thường xuyên phù hợp với khả năng ngân sách và khả năng chi trả của người dân.

Thông tin về cơ chế thu của các trường khi thực hiện đề án tự chủ, ông Lê Hoài Nam cho biết, trên cơ sở tiêu chí và định hướng giảng dạy từng cấp học, các trường căn cứ vào tình hình thực tế, điều kiện cơ sở vật chất và nhu cầu của phụ huynh học sinh để xây dựng dự toán thu – chi cho nội dung khoản thu dịch vụ để đảm bảo các yêu cầu hoạt động thực hiện, làm căn cứ tính toán mức thu cụ thể phù hợp với tình hình thực tế năm học. Đảm bảo nguyên tắc thu đủ bù chi, không vì mục đích lợi nhuận, phù hợp với khả năng đóng góp của người học, công khai mức thu ngay lúc tuyển sinh và không thu thêm 1 khoản thu nào khác (không bao gồm các khoản thu hộ chi hộ và thu dịch vụ phục vụ khác…). Học phí và các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục được thu theo số tháng thực học nhưng tối đa không quá 9 tháng/năm học. Riêng mầm non được thu theo số tháng thực học.

“Hàng năm, các trường vẫn được bố trí ngân sách theo lộ trình phù hợp đến khi đơn vị tự bảo đảm 100% chi thường xuyên cho từng bậc học. Thực hiện đề án, Sở GD-ĐT TP.HCM sẽ đề xuất các phương án hỗ trợ ban đầu theo hướng giảm dần phân bổ ngân sách giáo dục nhằm khuyến khích các đơn vị từng bước mạnh dạn đẩy mạnh xã hội hóa tăng dần tự chủ kinh phí. Đề xuất lộ trình đầu tư trong đó phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn để đảm bảo nguồn lực tài chính. Đặc biệt, đề xuất các chính sách hỗ trợ trực tiếp để học sinh thuộc đối tượng chính sách, gia đình có công và người nghèo được tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu với chất lượng cao hơn…” – ông Lê Hoài Nam thông tin.

Ngoài ra, theo lãnh đạo Sở GD-ĐT, việc các đơn vị sử dụng, quản lý các nguồn thu khi thực hiện tự chủ, ông Nam nhấn mạnh, sẽ đảm bảo cơ cấu chi để tạo nguồn cải cách tiền lương theo quy định, phần còn lại đảm bảo các nội dung chi tối thiểu: Chi thù lao giảng dạy, quản lý và tổ chức phục vụ trường tiên tiến; chi hỗ trợ hoạt động giảng dạy học tập và các hoạt động chi thường xuyên khác để đảm bảo các tiêu chí của “Trường tiên tiến, hội nhập quốc tế”; chi đầu tư mua sắm, sửa chữa cơ sở vật chất, đào tạo bồi dưỡng; chi học bổng, thực hiện chính sách miễn giảm học phí…

Đ Khương Yến

Bình luận (0)