Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Cần sớm có hướng dẫn về hợp đồng giáo viên mỹ thuật, âm nhạc

Tạp Chí Giáo Dục

Đó là đ xut ca ông Trn Chí Cưng, Phó Trưng đoàn chuyên trách Đoàn đi biu Quc hi Đà Nng ti bui kho sát ca Đoàn công tác y ban Văn hóa, Giáo dc ca Quc hi v thc hin chính sách, pháp lut trong các lĩnh vc GD-ĐT, văn hóa, du lch mi đây…


Ông Nguyn Đc Vinh – Ch nhiy ban Văn hóa Giáo dc ca Quc hi ghi nhn đ xut ca Đà Nng ti phiên kho sát

Thiếu giáo viên m thut, âm nhc

Bà Ngô Thị Kim Yến – Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng cho biết, thời gian qua, việc thực hiện chính sách, pháp luật trong các lĩnh vực GD-ĐT, văn hóa, du lịch trên địa bàn TP được triển khai đồng bộ, đạt được những kết quả tích cực.

Đối với lĩnh vực GD-ĐT, Thành ủy, UBND TP đã tập trung chỉ đạo thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ; trong đó tập trung thực hiện Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 9-6-2014 của Chính phủ về Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. TP quan tâm bố trí các nguồn vốn thực hiện nhiệm vụ phát triển GD-ĐT được phân cấp theo quy định nhằm phục vụ kịp thời cho việc đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT. Trong đó, UBND TP đã ban hành Quyết định số 2435/QĐ-UBND ngày 10-7-2020 về việc phê duyệt đề án Xây dựng, nâng cấp, mở rộng trường học giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn TP.Đà Nẵng, tạo các cơ sở và căn cứ pháp lý cho việc triển khai xây dựng, nâng cấp, mở rộng trên địa bàn của các quận, huyện giai đoạn 2021-2025; triển khai các chính sách, pháp luật và công tác quản lý Nhà nước về đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông 2018…

Đà Nẵng đã đầu tư trường – lớp ở bậc tiểu học để đảm bảo mục tiêu 100% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày. Vì vậy, khi triển khai chương trình sách giáo khoa mới ở bậc tiểu học, Đà Nẵng có 100% học sinh khối lớp 1-2-3 được học 2 buổi/ngày. Có 6/7 quận huyện có đủ phòng học để tổ chức 2 buổi/ngày và đang xây dựng bổ sung phòng học, phòng chức năng; bố trí phòng học để ưu tiên 100% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày đúng theo lộ trình.

Tuy nhiên, với cấp tiểu học còn nhiều điểm trường lẻ (48 điểm), một số trường có từ 3 đến 5 điểm trường còn khó khăn trong việc tổ chức dạy học các môn ngoại ngữ, tin học; tỷ lệ học sinh trên lớp ở một số cơ sở giáo dục còn cao. Ngoài ra, Đà Nẵng có rất ít các trường THPT có giáo viên mỹ thuật, âm nhạc để triển khai dạy học Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Việc tổ chức cho 1 giáo viên dạy 1 môn khoa học tự nhiên cần thời gian để bồi dưỡng, tập huấn để giáo viên có đủ kiến thức, năng lực đảm nhận công việc.

Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Lê Trung Chinh cho rằng, cần có sự đánh giá, nhìn nhận lại chính sách xã hội hóa giáo dục trong bối cảnh mới; tinh giản biên chế giáo viên gắn với chất lượng giáo dục… Để đáp ứng đủ số giáo viên đứng lớp trong khi vẫn thực hiện tinh giản biên chế theo lộ trình, Đà Nẵng đã chuẩn bị nguồn kinh phí để hợp đồng giáo viên theo số lượng Bộ Nội vụ giao. TP cũng đã thực hiện cấp ngân sách cho các trường học theo số lượng học sinh. Với những trường khó khăn thì sẽ cấp bù ngân sách theo hệ số. Mỗi trường một năm được đầu tư 100 triệu đồng cho khoản sửa chữa, đầu tư cơ sở vật chất quy mô nhỏ. Thế nhưng, tâm lý chung của người lao động là muốn ổn định chứ không phải hợp đồng theo từng năm. Từ đây nảy sinh bài toán đảm bảo chất lượng giáo dục.

Ông Trần Chí Cường, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội Đà Nẵng cho rằng cần sớm có hướng dẫn cụ thể về cả nguồn kinh phí, yêu cầu… để các trường học có thể hợp đồng giáo viên các môn mỹ thuật, âm nhạc… để triển khai tốt Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Cn đu tư xng tm cho văn hóa

Theo bà Ngô Thị Kim Yến, trong những năm qua, công tác quản lý Nhà nước về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Đà Nẵng đã đạt được những kết quả quan trọng. Nhận thức trong xã hội về vị trí, vai trò của văn hóa, con người đối với sự phát triển có nhiều chuyển biến tích cực. Kết quả việc xây dựng hình ảnh con người Đà Nẵng văn minh – thân thiện đã bước đầu tạo được những điểm nhấn có tính đặc trưng, “thương hiệu” đối với du khách trong nước và quốc tế. Quá trình phát triển kinh tế – chính trị – xã hội của TP nói chung và phát triển các lĩnh vực văn hóa nói riêng, các mục tiêu, giải pháp luôn hướng đến sự phát triển bền vững vì con người.


Ch tch UBND TP.Đà Nng Lê Trung Chinh đ xut cn có s đánh giá, nhìn nhn li chính sách xã hi hóa giáo dc trong bi cnh mi

Tuy nhiên, việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người vẫn có những hạn chế, đòi hỏi có những giải pháp đồng bộ, mạnh mẽ hơn nữa. Lĩnh vực văn hóa nhìn chung chưa được quan tâm tương xứng với kinh tế và chính trị, chưa thật sự trở thành mục tiêu, động lực nội sinh của sự phát triển bền vững của TP. Đầu tư cho văn hóa chưa tương xứng với vị trí, vai trò của văn hóa trong phát triển… Nguồn nhân lực cho sự phát triển văn hóa còn tương đối yếu trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, kinh tế tri thức, xã hội số, văn hóa số.

Bên cạnh đó, lĩnh vực du lịch phục hồi tích cực và phát triển khởi sắc sau dịch Covid-19. Bà Yến cho rằng, cần xem xét mở rộng thêm các nước được miễn thị thực vào Việt Nam như Úc, New Zealand, Canada… và nới rộng thời gian miễn thị thực (đơn phương) lên 30 ngày. Mở rộng đối tượng được cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế (visa on arrival) đối với các thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam, trong đó có thị trường khách Ấn Độ…

Ghi nhận những kết quả trong thực hiện chính sách, pháp luật trong các lĩnh vực GD-ĐT, văn hóa, du lịch tại TP.Đà Nẵng; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh cho biết sẽ tiếp thu những đề xuất của TP, đồng thời kiến nghị Chính phủ xem xét, trình Quốc hội hoàn thiện thể chế, chính sách, tạo hành lang pháp lý nhằm thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT; xây dựng và phát huy giá trị văn hóa sức mạnh con người Việt Nam; phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, ngành du lịch trở thành ngành mũi nhọn…

Vĩnh Yên

 

Bình luận (0)