Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Lần đầu tiên có bảng xếp hạng ĐH Việt Nam

Tạp Chí Giáo Dục

Bng xếp hng các trưng ĐH Vit Nam 2023 (VNUR-Viet Nam’s University Rankings) ln đu tiên đưc công b trong lãnh th Vit Nam vi kết qu xếp hng 100 trưng tp đu.


ĐH Quc gia TP.HCM thuc 10 cơ s giáo dc ĐH hàng đu Vit Nam theo bng xếp hng

Theo kết quả xếp hạng này, 10 cơ sở giáo dục ĐH hàng đầu Việt Nam, xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp, gồm: ĐH Quốc gia Hà Nội; ĐH Quốc gia TP.HCM; Trường ĐH Tôn Đức Thắng; ĐH Bách khoa Hà Nội; Trường ĐH Duy Tân; Trường ĐH Kinh tế TP.HCM; Trường ĐH Cần Thơ; Trường ĐH Sư phạm Hà Nội; ĐH Đà Nẵng; ĐH Huế.

Trưng th hng cao có tui đi lâu năm

Bảng xếp hạng ĐH Việt Nam 2023 (VNUR) đã tiến hành rà soát 237 cơ sở giáo dục ĐH của Việt Nam thông qua việc xử lý dữ liệu thông tin rất lớn bao gồm các báo cáo ba công khai, các đề án tuyển sinh, các dữ liệu về xếp hạng (ranking), kiểm định (accreditation), định hạng (rating) vào năm 2022.

Tổng cộng có 191 trường có đầy đủ số liệu để thực hiện xếp hạng. Việc xếp hạng được thực hiện thông qua chỉ số gồm 6 tiêu chuẩn và 17 tiêu chí được lựa chọn, phản ánh khá toàn diện những chức năng hoạt động cơ bản của các cơ sở giáo dục ĐH như: Đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng.

Hiện trạng của các bảng xếp hạng ĐH trên thế giới đều chỉ ra rằng, các trường ĐH có thứ hạng cao thường có tuổi đời lâu năm hơn cả. Bảng xếp hạng ĐH của Việt Nam cũng có kết quả tương tự. Cụ thể, tuổi đời trung bình của trường ĐH thuộc top 100 của nước ta là 34 năm, số tuổi khá cao trong bối cảnh nền giáo dục ĐH khá non trẻ của Việt Nam. Tuy nhiên, sự phân hóa khá rõ nét, nhóm 1/3 các trường có thứ hạng cao nhất có tuổi đời trung bình là 48 năm, nhóm 1/3 ở giữa có tuổi đời 30, còn nhóm 1/3 ở cuối top 100 có tuổi đời 23.


Trư
ng ĐH Duy Tân là trưng ĐH tư thc thuc nhóm 11 trưng ĐH “tinh hoa” ca Vit Nam

So sánh vi bng xếp hng quc tế QS Assia 2023 đi vi Vit Nam d dàng nhn thy 11 trưng ĐH Vit Nam có mt trong top đu tiên ca VNUR 2023 đu hin din trong bng xếp hng QS danh tiếng này, tuy nhiên th hng ca tng trưng c th có thay đi. Đây có th là s trùng lp ngu nhiên thú v, song dưi góc đ nht đnh điu này khng đnh v thế dn đu ca 11 trưng ĐH nêu trên v danh tiếng và dư lun xã hi.

Tuy nhiên, trong xu thế chung như vậy, cũng có một số ngoại lệ. Chẳng hạn, có một số trường ĐH có tuổi đời thấp nhưng có thứ hạng cao như: Trường ĐH Thủ Dầu Một (13 năm, thứ hạng 15), Trường ĐH Thủ Đô Hà Nội (8 năm, thứ hạng 34), Học viện Tòa án (7 năm, thứ hạng 93). Ngược lại, có một số trường có tuổi đời cao, song dường như có thứ hạng chưa tương xứng như: Trường ĐH Y Hà Nội (77 năm, thứ hạng 29), Trường ĐH Y Dược TP.HCM (75 năm, thứ hạng 49), Trường ĐH Hải Phòng (63 năm, thứ hạng 78), Trường ĐH Lâm Nghiệp (53 năm, thứ hạng 90).

Trưng ĐH công, đa ngành chiếm áp đo

Các trường ĐH có thứ hạng cao tập trung nhiều ở vùng đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ. Trong 100 trường ĐH top đầu này, có tới 49% trường tại đồng bằng sông Hồng và 31% tại Đông Nam bộ. Trong khi đó, 20% số trường còn lại phân bố rải rác ở 4 vùng kinh tế khác; trong đó, vùng Trung du và miền núi phía Bắc cùng Tây Nguyên có tỷ lệ trường trong top 100 thấp nhất, với 2% cho mỗi vùng.

Các trường ĐH đa ngành có tỷ lệ áp đảo, song hầu hết các trường ĐH nhóm sức khỏe đều có mặt trong top 100. Dưới góc độ nhóm ngành đào tạo, số lượng các trường ĐH đa ngành nằm trong top 100 là nhiều hơn cả, chiếm tới 49%. Trong khi đó, 51% số trường trong top 100 phân bổ cho 11 nhóm ngành còn lại. Nhóm ngành đào tạo kỹ thuật – công nghệ và sức khỏe cùng có tới 12% nằm trong top 100. Tỷ lệ của các trường ĐH nhóm ngành kinh tế – tài chính chiếm 8%.

Cũng theo bảng xếp hạng này, các trường ĐH công lập chiếm tỷ lệ áp đảo, song có trường ĐH tư thục vươn tới vị thế “tinh hoa”. Trong top 100 trường ĐH của VNUR, trường công lập chiếm đa số với tỷ lệ là 84%, trong khi đó các trường tư thục chỉ có tỷ lệ 16%. Mặt khác, nếu so với tổng số các trường công lập của cả nước, thì 62% số trường này nằm trong top 100, trong khi trường tư thục chỉ có tỷ lệ 29%.

Tuy nhiên, bảng xếp hạng cũng cho thấy có hiện tượng một số ít trường ĐH tư thục có vị trí thứ hạng cao không thua kém các trường ĐH công lập nổi tiếng. Chẳng hạn Trường ĐH Duy Tân là trường ĐH tư thục song có thứ hạng thứ 5 trong top 100 của VNUR, thuộc nhóm 11 trường ĐH “tinh hoa” của Việt Nam. Trong 50 trường hàng đầu của Việt Nam ta còn thấy các đại diện trường ĐH tư thục như Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (thứ hạng 19), Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (thứ hạng 32) và Trường ĐH Phenikaa (thứ hạng 41).

Vit Ngân

Bình luận (0)