Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Những “điểm sáng” của văn hóa đọc

Tạp Chí Giáo Dục

TP.HCM là “đim sáng” cho s phát trin văn hóa đc. Thông qua các không gian, hot đng, s kin đưc t chc đã thúc đy phong trào đc sách, góp phn vào phát trin ca ngành xut bn và phát hành.


Ông Lâm Đình Thng (Giám đc S Thông tin và Truyn thông TP.HCM, bìa phi) cùng các cá nhân đưc B Thông tin và Truyn thông trao Bng khen vì có thành tích trong vic phát trin văn hóa đc trên đa bàn

Đa dng không gian đc sách

Nói về tình hình văn hóa đọc, ông Lâm Đình Thắng (Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM) cho biết, cả nước nói chung và TP.HCM nói riêng, văn hóa đọc đã có những bước phát triển vượt bậc. Nếu trước năm 2010 xuất bản hàng năm chưa đầy 4.000 tựa sách thì từ năm 2015 đến năm 2021 bình quân mỗi năm TP xuất bản gần 15.000 tựa, tăng gấp 6 lần so với trước.

Để có được điều đó, TP đã đầu tư rất nhiều không gian cho văn hóa đọc. Ngoài hệ thống các đơn vị xuất bản, phát hành, hiện nay, TP có hệ thống thư viện rộng khắp, phân bổ trên địa bàn cơ sở, địa phương với 1.509 thư viện. Bên cạnh đó, TP có 1.158 thư viện tại các trường tiểu học, THCS, THPT; các trường đại học, cao đẳng và trung cấp. Các thư viện này tập trung một lượng lớn sách đa dạng trên các lĩnh vực, chủng loại, thể loại và là nơi, địa điểm để bạn đọc đến tìm hiểu, nghiên cứu và trải nghiệm cùng sách theo chương trình hoạt động của từng thư viện.


Bui giao lưu và ra mt sách v c Th tưng Võ Văn Kit nhm giáo dc thế h tr truyn thng ca cha ông

Hiện TP còn là địa phương có những mô hình, địa điểm, công trình văn hóa gắn liền với văn hóa đọc. Đó là những con đường sách, công viên sách, cà phê sách, điểm sáng văn hóa về sách… Một bộ phận không thể thiếu trong hạ tầng của ngành xuất bản và phát hành của TP phải kể đến: Đường sách TP.HCM, Đường sách Tết hàng năm với nét đặc sắc riêng và đã trở thành một nét đẹp văn hóa của TP mỗi dịp Tết đến xuân về, Công viên sách Phú Lâm, Công viên sách Q.5… Trong thời gian tới còn Đường sách TP.Thủ Đức (đang trong giai đoạn thi công) và nghiên cứu thực hiện Đường sách Q.7, Bình Chánh…

Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM khẳng định: “TP.HCM là “điểm sáng” cho sự phát triển văn hóa đọc, là mô hình văn hóa đọc đầu tiên của cả nước hoạt động một cách hiệu quả theo đúng tôn chỉ. Với nhiều địa điểm đã tạo cơ hội để học sinh, sinh viên, người dân TP có những trải nghiệm về các hoạt động liên quan đến sách hằng ngày, đặc biệt là vào mỗi dịp cuối tuần, ngày nghỉ, ngày lễ. Đồng thời các hoạt động, sự kiện tổ chức tại TP đã góp phần lan tỏa tinh thần, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thúc đẩy phong trào đọc sách trong nhân dân và góp phần vào phát triển của ngành xuất bản và phát hành, hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế, giáo dục, du lịch trên địa bàn TP”.

Cht lưng tác phm không ngng tăng

Trong năm qua, dù thế giới có nhiều biến động nhưng các nhà xuất bản đã rất nỗ lực giữ vững ổn định sản xuất kinh doanh, biến thách thức thành động lực để triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất bản nói chung và xuất bản điện tử nói riêng.

Ông Nguyễn Nguyên (Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho hay: “Tất cả các chỉ số về đầu sách, bản sách, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách Nhà nước đều tăng. Lần đầu tiên, ngành xuất bản cán mốc mục tiêu 6 bản/người/năm trong đó có 3,4 bản là sách giáo khoa, giáo trình, bài tập, giáo viên; 2,98 bản là các loại sách khác”.

Nội dung, chất lượng xuất bản phẩm được nâng lên một bước. Nội dung không chỉ phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phục vụ những ngày lễ kỷ niệm trọng đại của đất nước mà còn đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của xã hội. Điều đó đã góp phần tích cực vào việc nâng cao dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, phục vụ công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội.


Các em hc sinh đc sách ti Đưng sách TP.HCM

Để phục vụ các sự kiện quan trọng của đất nước, các nhà xuất bản đã có sự chuẩn bị công phu từ khâu bản thảo đến hình thức trình bày để xuất bản được nhiều xuất bản phẩm giá trị, phục vụ kịp thời và hiệu quả các sự kiện này. Bên cạnh đó, nhiều xuất bản phẩm tuyên truyền bảo vệ chủ quyền, biển đảo; quảng bá hình ảnh, văn hóa, con người Việt Nam; phổ biến kiến thức về kinh tế, tài chính, khoa học công nghệ, khoa học thường thức; hướng dẫn kỹ năng sống, kỹ năng khởi nghiệp, tâm lý học hành vi… dành cho các bạn trẻ cũng được chú trọng xuất bản. Trong đó, nhiều cuốn sách có giá trị được xuất bản đã nhận được đánh giá cao của dư luận xã hội. 

Số lượng các đầu sách có lượng ấn bản lớn tăng lên. Một số cuốn sách thu hút được nhiều bạn đọc và cho đến nay được đã tái bản nhiều lần, in hoặc phát hành điện tử với số lượng lớn như: “Đắc nhân tâm” in 750.500 bản, “Trên đường băng” in 590.000 bản, “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” in 410.000 bản, “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” in 331.000 bản, “Mắt biếc” in 299.000 bản, “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu” in 365.000 bản, “Đọc vị bất kỳ ai: Để không bị lừa dối và lợi dụng” in 205.200 bản…

Ông Nguyễn Nguyên cho biết, số lượng xuất bản phẩm vi phạm về nội dung bị xử lý đã giảm 16,7% (năm 2022 so với năm 2021). Mức độ vi phạm không có biểu hiện nghiêm trọng do được phát hiện và xử lý kịp thời. “Việc ứng dụng công nghệ, thực hiện chuyển đổi số trong ngành được đẩy mạnh, đưa số lượng đầu sách điện tử tăng gần 1,5 lần. Những nỗ lực này của những nhà xuất bản này đã tạo thành điểm nhấn cho ngành xuất bản thời gian vừa qua, thể hiện ở sự tăng trưởng ngoạn mục của sách nói, audibook, tạo đà cho văn hóa đọc phát triển tương đối mạnh mẽ, nâng cao vị trí, vai trò của ngành trong giai đoạn hiện nay”, ông Nguyên nói.

Kiu Khánh

Bình luận (0)