Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

“Trái ngọt” từ giáo dục STEM

Tạp Chí Giáo Dục

Năm hc 2022-2023, Trưng THCS Hà Huy Tp (Q.Bình Thnh) đã mnh dn đưa STEM vào ging dy trong chương trình chính khóa cho hc sinh lp 6, 7 ca trưng, vi thi lưng 1 tiết/tun. Điu đc bit là các tiết dy đu do giáo viên ca trưng đng lp, thiết kế chuyên đ.


Các sn phm STEM ca hc sinh lp 6, 7 Trưng THCS Hà Huy Tp (Q.Bình Thnh) hoàn thành trong năm hc 2022-2023 đưc trin lãm, đu giá làm thin nguyn

Giáo viên va dy, va nghiên cu

Chia sẻ về việc giảng dạy STEM cho học sinh lớp 6, 7 của trường trong năm học 2022-2023, cô Mai Thị Huế (giáo viên khoa học tự nhiên) cho hay, các giáo viên trong Tổ khoa học tự nhiên đã cùng nhau xây dựng các chuyên đề STEM để giảng dạy cho học sinh. Làm sao các chuyên đề đó phải bám sát kiến thức khoa học tự nhiên mà học sinh đã được học, kết hợp với kiến thức một số bộ môn khác mà các em được làm quen trong suốt năm học. Việc giảng dạy STEM trong suốt năm học không được đánh giá lấy điểm số mà chỉ thông qua các sản phẩm của học sinh để hình thành phẩm chất, năng lực cho các em. “Các em vô cùng thích thú, hào hứng, luôn mong chờ từng tiết học STEM. Việc đưa STEM vào thời khóa biểu chính khóa giảng dạy cho học sinh đã mang lại nhiều thuận lợi cho các em khi qua mỗi tiết học, các em được học, thực hành, sáng tạo, từ đó kiến thức trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn. Với riêng giáo viên, hình thức này đã hỗ trợ thầy cô dễ dàng hơn khi đổi mới bằng phương pháp dạy học sáng tạo”, cô Mai Thị Huế hào hứng chia sẻ.

Dù vậy, theo giáo viên này, để có thể tự tin khi đứng lớp giảng dạy, thiết kế các chuyên đề STEM cho học sinh thì ngoài việc được tập huấn, bồi dưỡng trước đó, giáo viên nhà trường phải vừa dạy, vừa tập huấn trước mỗi chuyên đề.

Cô Hứa Thị Diễm Trâm (Hiệu trưởng nhà trường) đánh giá, các tiết học STEM đã tạo được sự hứng thú cho học sinh, khiến giáo viên nhẹ nhàng hơn khi đổi mới. Qua mỗi chủ đề, học sinh được vận dụng kiến thức đã học vào việc chế tạo sản phẩm ứng dụng thực tế. “Học sinh học STEM chủ động nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu học tập để tiếp nhận và vận dụng kiến thức thông qua các hoạt động làm sản phẩm STEM; lựa chọn giải pháp giải quyết vấn đề; thực hành thiết kế, chế tạo, thử nghiệm mẫu thiết kế; chia sẻ, thảo luận. Các chủ đề STEM đã tạo ra được sự hứng thú cho học sinh, vì ở mỗi chủ đề, các em sẽ được vận dụng kiến thức môn học vào việc chế tạo sản phẩm, sau đó ứng dụng sản phẩm vào thực tế cuộc sống”, cô Hứa Thị Diễm Trâm phân tích.

Cô Hứa Thị Diễm Trâm cho biết thêm, trong suốt năm học, học sinh đã thực hiện 12 chuyên đề dự án gắn với kiến thức học tập thông qua các sản phẩm. Ví dụ như “Thiết bị nâng người” là ứng dụng của vật lý thuộc môn khoa học tự nhiên áp suất chất lỏng hoặc áp suất khí quyển, sản phẩm ngoài việc dùng để nâng người lên cao còn có thể ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống như nâng các vật nặng, hàng hóa lên cao… Hoặc với “Chiếc hộp chiếu bóng” cho các em hồi tưởng lại cách mà ông bà ngày xưa xem phim, nó là ứng dụng của vật lý thuộc môn khoa học tự nhiên bóng tối và bóng nửa tối; hay mô hình “Hệ mặt trời” học sinh sẽ biết được trong hệ mặt trời có bao nhiêu hành tinh… “Học STEM là một trải nghiệm đầy thú vị, đây còn là nơi để các em học hỏi kiến thức mới hay ứng dụng những kiến thức đã học. Từ những sản phẩm STEM đơn giản đó, các em còn có thể nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm tốt hơn, chất lượng và có tính ứng dụng cao hơn, kích thích sự tư duy, nghiên cứu sáng tạo của học sinh. Trong bối cảnh đổi mới giáo dục thì STEM hỗ trợ giáo viên rất nhiều trong việc đổi mới”, cô Hứa Thị Diễm Trâm nhấn mạnh.

Hc hay, làm vic thin tt

Trường THCS Hà Huy Tập vừa tổ chức buổi triển lãm trưng bày và bán đấu giá sản phẩm STEM của học sinh lớp 6, 7 hoàn thành trong năm học 2022-2023. Các sản phẩm như “Chiếc hộp chiếu bóng”, “Mô hình nguyên tử”, “Máy rót nước tự động”, “Cần cẩu điện”, “Robot hút bụi”, “Thiết bị nâng người”, “Robot họa sĩ”, “Tên lửa nước”, “Hệ mặt trời”… được bán đấu giá trong buổi triển lãm trên. Toàn bộ số tiền thu được qua bán đấu giá sản phẩm, nhà trường gửi tặng Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Tam Bình (TP.Thủ Đức). Cụ thể, với các sản phẩm “Mô hình máy nâng thủy lực”, “Nước rửa tay nhiệm màu”, “Robot vẽ”, “Robot chinh phục đỉnh Everest”, nhóm học sinh của lớp 6/1 đấu giá được trên 5 triệu đồng góp vào quỹ thiện nguyện của nhà trường. Em Nguyễn Ngọc Thanh Ngân (học sinh lớp 6/1) bày tỏ niềm vui khi các sản phẩm được nhóm tạo ra lại góp sức làm việc thiện, chia sẻ khó khăn với các em nhỏ bất hạnh. “Các tiết học STEM đều rất vui khi chúng em được học và tạo ra sản phẩm mang tính ứng dụng thực tế từ chính kiến thức đã học chứ không phải đơn thuần chỉ là học chay, học suông. Qua đó chúng em học được thêm nhiều kiến thức, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng khéo tay…”, Nguyễn Ngọc Thanh Ngân chia sẻ.

Trong khi đó, với mô hình “Hệ mặt trời”, nhóm học sinh lớp 6/2 đã đấu giá được 2,5 triệu đồng, đây là mức cao nhất trong buổi đấu giá. Em Nguyễn Thiên Tú Minh (thành viên lớp 6/2) kể, mô hình được nhóm làm ra trong chuyên đề về Hệ mặt trời ở môn khoa học tự nhiên, có thể dùng để trang trí và làm dụng cụ học tập. “Sản phẩm gồm giá treo và mô hình “Hệ mặt trời”. Giá treo được tận dụng từ ống nước, còn các quả cầu làm từ mút xốp. Để tái hiện chân thực nhất mô hình, nhóm đã tính toán khoảng cách, vị trí của các quả cầu hành tinh khi thiết kế. Ngoài ra, việc pha màu cho mỗi quả cầu cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn trọng. Sản phẩm dù chưa thực sự xuất sắc nhưng “gọi” được giá cao, hỗ trợ các em nhỏ khó khăn nên cả nhóm rất vui”, Nguyễn Thiên Tú Minh chia sẻ.

Cô Hứa Thị Diễm Trâm cho hay, toàn bộ số tiền gần 22 triệu đồng thu được từ buổi đấu giá các sản phẩm STEM của học sinh đã được nhà trường gửi tặng Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Tam Bình.

Đ Yến

Bình luận (0)