Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

“Nghị quyết 54 mới”: TP.HCM phát triển vì cả nước

Tạp Chí Giáo Dục

Ti ta đàm tho lun và góp ý d tho ngh quyết thay thế Ngh quyết 54/2017 ca Quc hi v thí đim cơ chế, chính sách đc thù phát trin TP.HCM, do Đoàn đi biu Quc hi TP t chc, các chuyên gia cho rng ngh quyết mi thay thế phi trao quyn cho TP.HCM nhiu hơn nhưng kim soát ít hơn. Bi TP.HCM càng phát trin thì càng đóng góp nhiu hơn cho cc…


Vi “Ngh quyết 54 mi”, TP.HCM mong đưc trao quyn nhiu hơn, kim soát ít hơn

Nghị quyết 54 được Quốc hội tổng kết vào cuối năm 2022 và cho phép kéo dài thực hiện đến ngày 31-12-2023. Trong thời gian đó, Quốc hội yêu cầu Chính phủ chỉ đạo Bộ Kế hoạch – Đầu tư phối hợp với TP.HCM và các bộ, ngành xây dựng nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54.

Không đt nng khai thác ngun thu

Nói về dự thảo nghị quyết, ông Phan Văn Mãi – Chủ tịch UBND TP.HCM – cho biết, TP đã bổ sung, cập nhật liên tục để đưa ra bản thảo mới nhất. Nếu Nghị quyết 54 tập trung vào khai thác nguồn thu cho TP.HCM thì với nghị quyết mới, TP không đặt nặng đến khai thác nguồn thu mà xin đề nghị thí điểm các cơ chế đột phá, vượt trội nhằm huy động nguồn lực phát huy tiềm năng để phát triển.

Đó là những việc luật chưa quy định, hoặc có quy định nhưng còn chồng chéo, nhằm mục tiêu khai phóng các nguồn lực phát triển để thực hiện mục tiêu trong Nghị quyết 24 (về phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045) và Nghị quyết 31 (về phương hướng phát triển TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045).

Ông Mãi nhấn mạnh, nghị quyết thay thế Nghị quyết 54 không gọi là cơ chế đặc thù mà là những cơ chế, chính sách đột phá phát triển TP. Trong quá trình dự thảo, TP.HCM nhận được rất nhiều gợi ý, giao nhiệm vụ từ lãnh đạo các bộ, ban ngành Trung ương và các chuyên gia.

Về tiến độ, đến nay đã thống nhất một số điểm. Đó là, Chính phủ sẽ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bổ sung vào chương trình ban hành pháp luật năm 2023 việc ban hành nghị quyết thay Nghị quyết 54 và thông qua nghị quyết tại kỳ họp thứ 5 của Quốc hội (dự kiến khai mạc 22-5-2023). Đến nay Chính phủ đã hoàn thiện hồ sơ đăng ký bổ sung chương trình xây dựng pháp luật năm 2023. Sáng 30-3-2023, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã họp để thẩm định các nội dung bổ sung cho chương trình xây dựng pháp luật, trong đó có nội dung thực hiện nghị quyết thay thế Nghị quyết 54. Dự kiến, ngày 19-4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ họp cho ý kiến bổ sung chương trình xây dựng pháp luật, rà soát các nội dung có liên quan để chuẩn bị cho kỳ họp thứ 5 của Quốc hội.

“Nếu không có gì thay đổi, nội dung này sẽ được Ủy ban Pháp luật và các cơ quan Quốc hội đề xuất để Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung vào chương trình xây dựng pháp luật và chuẩn bị hồ sơ trình Quốc hội về dự thảo nghị quyết”, ông Mãi nhấn mạnh.

“Ngh quyết 54 mi” phi thúc đy tim lc ca TP

Nhìn lại kết quả thực hiện Nghị quyết 54, các chuyên gia đánh giá nghị quyết này không đủ sức giải quyết những vấn đề đang đặt ra và những yêu cầu đối với TP.HCM. Do vậy, với nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54, TP nên xin những gì mang tính thí điểm vượt trội, thuộc về tiềm lực của TP để từ đó vượt trội vai trò cho cả vùng.

Ông Nguyễn Văn Giàu – nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội – cho rằng, TP.HCM nên xin và nhận trước Quốc hội một việc lớn là giao cho TP triển khai hiệu quả ngay về kinh tế số và xã hội số, đặc biệt là triển khai Chính phủ điện tử một cách phổ biến cho toàn địa bàn TP. Điều này sẽ giúp tiết kiệm rất lớn và đã được minh chứng qua thời gian đại dịch Covid-19. Tiếp đó, sẽ tổ chức bộ máy TP theo hướng kinh tế số, xã hội số. TP.HCM cũng nên nhận việc Quốc hội khuyến khích tiên phong trong dám nghĩ, dám làm và có chính sách bảo vệ những người làm, giúp nâng cao tính năng động, sáng tạo.

Đồng quan điểm, PGS.TS Phan Thanh Bình – nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội – góp ý, TP.HCM cần mạnh dạn xin những điều cụ thể để sớm có được nghị quyết. Đơn cử như việc quản lý đầu tư tài chính, dù TP đã làm sâu nhưng vẫn còn vướng mắc đòi hỏi cần quy định rõ nguồn thu để TP chủ động làm.

TP.HCM phát trin thì đóng góp càng nhiu cho c nưc

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên luôn quán triệt TP.HCM làm việc này không chỉ cho TP mà là cho cả nước, TP phát triển thì đóng góp mạnh mẽ vào sự phát triển của cả nước. Do đó, không nên có sự so sánh vì sao cho TP nhiều cơ chế, chính sách.

“TP.HCM không phải là một địa phương bình thường mà đóng góp tỷ trọng cho nền kinh tế cả nước rất lớn. Với tinh thần như thế, TP.HCM mong muốn có những cơ chế, chính sách đột phá, vượt trội để phát triển”, ông Mãi bày tỏ.

“Một cực phát triển của đất nước phải quyết liệt và chịu trách nhiệm vấn đề trước cả nước, cho nên TP phải được tạo điều kiện phát triển và sẵn sàng chịu trách nhiệm nếu làm sai”, ông Bình nhấn mạnh.

Trao quyn nhiu hơn, kim soát ít hơn

GS.TS Nguyễn Trọng Hoài – Trường ĐH Kinh tế TP.HCM – nhất trí với dự thảo nghị quyết về một cơ chế mang tính đột phá vượt trội cho TP.HCM. Tuy nhiên, đột phá vượt trội phải bao quát hơn, rộng hơn đặc thù để TP.HCM phát huy được vai trò mang tính lịch sử và tính lan tỏa với cả vùng.

Dự thảo nghị quyết theo hướng trao quyền nhiều hơn, kiểm soát ít hơn. Để có thể trao quyền nhiều hơn, kiểm soát ít hơn thì lãnh đạo TP.HCM phải có trách nhiệm hơn, các sở ngành có động lực phụng sự công phải có năng lực hơn để triển khai các chính sách mang tính thí điểm vượt trội. Bởi nếu theo cơ chế cũ của Nghị quyết 54 thì cuối cùng 5 năm nữa, TP sẽ khó đạt được các chỉ tiêu về tài chính cũng như những thay đổi mang tính vượt trội theo Nghị quyết 31.

Mặt khác, khuôn khổ dự thảo nghị quyết bao trùm 2 lĩnh vực là tài chính và đất đai. Tuy nhiên, 30 năm trước có thể dựa vào đất đai được nhưng hiện nay TP.HCM là một siêu đô thị, dân nhiều hơn đất. Về mặt kinh tế, đất là tài nguyên giới hạn, sẽ có những tác động có thể dẫn đến triệt tiêu, hạn chế nhiệt tình đầu tư của các nhà đầu tư. Những yếu tố cần phải khai thác ngoài vốn, đất đai cần dựa trên những yếu tố về mặt nhân lực, văn hóa lịch sử, môi trường đầu tư và đặc biệt là địa kinh tế – chính trị.

“Do đó phải khai thác những yếu tố không giới hạn, phù hợp với bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, phù hợp với bối cảnh đang có giới hạn về nguồn lực như đất đai”, ông Hoài nói.

Nguyn Trinh

Bình luận (0)