Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Trang bị sách cho xã, phường: Nội dung nghèo nàn, hình thức đơn điệu

Tạp Chí Giáo Dục

Đ án trang b sách cho xã, phưng, th trn (2009-2023) có ý nghĩa rt thiết thc đi vi vic nâng cao kiến thc, trình đ, năng lc ca đi ngũ cán b, đng viên và nhân dân cơ s, đáp ng yêu cu đi mi và nâng cao cht lưng h thng chính tr cơ s. Tuy nhiên, qua 15 năm trin khai đ án bc l nhiu hn chế cn nhanh chóng khc phc…


Phát trin văn hóa đc là nhim v cp bách hin nay (hình minh ha)

Bà Nguyễn Thị Hoài Anh – Phó Giám đốc, Phó Tổng Biên tập NXB Chính trị Quốc gia Sự thật – cho biết, sách của đề án là những tài liệu bổ ích, cần thiết góp phần đáp ứng kịp thời nhu cầu tự nghiên cứu, tham khảo, học tập của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân ở xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên, trên thực tế một số địa phương chưa nhận thức đầy đủ về mục đích, yêu cầu của đề án; còn lúng túng trong việc tiếp nhận sách. Đáng nói, số lượng bộ sách của đề án gửi cho xã, phường, thị trấn còn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu tìm hiểu của cán bộ, đảng viên và nhân dân ở cơ sở. Còn thiếu sách về ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, văn hóa, phong tục tập quán; sách song ngữ dành cho đồng bào dân tộc thiểu số. Một số nơi, việc bảo quản, sử dụng sách chưa đúng.

Thậm chí theo bà Nguyễn Thị Bích Ly – Phó Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh Bình Định: “Nhiều nơi ở Bình Định vẫn chưa có phòng đọc riêng, tủ sách bố trí tại phòng họp gây tâm lý e ngại cho người dân khi đến phòng đọc”.

Bà Kiều Thúy Nga – Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) – chia sẻ: “Cơ sở vật chất nghèo nàn, tạm bợ. Các tủ sách chưa được đầu tư mới, không đảm bảo việc đọc của người dân. Nguồn tài nguyên sách, báo nghèo nàn nội dung, rách nát không thu hút người đọc. Ngay cả việc sắp xếp còn không đúng trật tự, nhiều quyển để ngược…”.

Về nhân sự, hiện nay hầu hết cán bộ được phân công quản lý, khai thác, sử dụng sách theo đề án đều là kiêm nhiệm, thiếu kỹ năng quản lý, hướng dẫn nhân dân đọc sách. Bên cạnh đó, kinh phí thường xuyên bổ sung sách báo không có, công tác phối hợp giữa các ban, bộ, ngành xây dựng thư viện chưa hiệu quả…

Từ thực tế này, bà Nguyễn Thị Kim Nguyên – Phó Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh Bình Dương – kiến nghị Trung ương tiếp tục thực hiện đề án trong giai đoạn tiếp theo nhưng cần có sự đổi mới về nội dung, hình thức sách phù hợp với sự phát triển của khoa học – công nghệ và thực tiễn của đất nước, vùng, miền.

Việc phân bổ sách không nên dàn trải bởi hiện nay, cán bộ, đảng viên và nhân dân ở thành thị có điều kiện tiếp cận thông tin trên nhiều kênh. Vì vậy nên giảm đầu sách phân bổ cho thành thị mà tập trung cho vùng sâu, vùng xa. Cần tăng cường cung cấp các đầu sách phù hợp với nhu cầu của người dân. Bên cạnh đó, cần triển khai đa dạng sách điện tử để phù hợp với tình hình thực tế các địa phương phát triển tốt hạ tầng công nghệ thông tin.

Trang b 593 đu sách cho cơ s

Đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn do Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật triển khai thực hiện thí điểm tại 16 tỉnh, thành phố, sau đó triển khai trên cả nước. Đến nay, đề án đã trang bị 593 đầu sách (cả đĩa CD-ROM và CD Audio), với tổng số 14.408.340 bản in cho xã, phường, thị trấn tại 63 tỉnh, thành. Để tăng cường hiệu quả của đề án, Trang thư viện sách điện tử (Thuviencoso.vn) đã được xây dựng từ đầu năm 2020 và cung cấp bản số hóa hơn 500 đầu sách của đề án, phục vụ việc đọc và tra cứu trực tuyến của cán bộ, đảng viên và nhân dân ở cơ sở.

Tại TP.HCM, từ năm 2009 đến nay, toàn TP có 1.758 tủ sách cơ sở với 13.921 đầu sách, có trên 1.005.919 lượt người đọc.

Ông Bùi Hoài Sơn –  Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội – cho rằng, việc đa dạng hóa sách, nhất là sách điện tử, sách nói sẽ đáp ứng nhu cầu đọc hiện nay. Đồng thời cần nâng cấp không gian đọc để thu hút người đọc. Bởi không gian đọc không chỉ là nơi đến đọc mà là nơi hưởng thụ văn hóa.

Để tiếp tục thực hiện đề án có hiệu quả, ông Nguyễn Trọng Nghĩa – Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương – đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn về ý nghĩa, mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng của đề án, từ đó tiếp tục tổ chức thực hiện chủ trương về triển khai đề án. Đồng thời, tăng cường nắm bắt nhu cầu của cán bộ, đảng viên và nhân dân để xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch xuất bản phù hợp về đề tài, số lượng; nâng cao chất lượng nội dung, hình thức, tính hấp dẫn của sách, bảo đảm tính thiết thực và hiệu quả của đề án.

Các địa phương, đơn vị tập trung triển khai xây dựng thư viện điện tử sách của đề án bảo đảm đồng bộ với sách giấy, cập nhật thường xuyên nội dung sách mới, thuận lợi, dễ tra cứu trên mạng internet. Bố trí nguồn kinh phí đầu tư xây dựng phòng đọc sách, trang thiết bị phục vụ cho việc quản lý, bảo quản, sử dụng sách; tăng cường kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thực hiện tốt việc tiếp nhận, quản lý, nghiên cứu, học tập sách theo đề án.

Minh Phương

Bình luận (0)