Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Tiến tới kỳ thi THPT quốc gia: Môn GDCD: Tăng cường liên hệ thực tế

Tạp Chí Giáo Dục

Nm chc kiến thc trong SGK đng thi có s liên h thc tế, đc bit là s dng nhng kiến thc đó đ phân tích, đánh giá các tình hung pháp lut trong thc tế… Đó là nhng gi ý ca giáo viên b môn dành cho hc sinh khi ôn tp chun b cho k thi THPT quc gia môn GDCD.

Gi ôn tp GDCD ca lp 12A15 Trưng THPT Bùi Th Xuân (TP.HCM)

Bám sát chương trình SGK gn lin vi kiến thc pháp lut thc tế

Đây là nhận định của ThS. Vũ Thị Bích Thúy (Tổ trưởng Tổ GDCD Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1, TP.HCM). Căn cứ vào đề thi minh họa của Bộ GD-ĐT, cô Thúy cho biết đề sẽ có khoảng 10 câu tình huống là những câu vận dụng, gắn liền với nội dung bài học, có tính bám sát thực tế, thường rơi vào kiến thức lớp 12. “Chương trình GDCD lớp 12 là về pháp luật và đời sống. Do đó, khi ôn tập, học sinh cần phải chú ý trang bị thêm những hiểu biết về kiến thức xã hội, thực tế gắn liền với pháp luật thông qua đọc sách, báo. Nhất là học sinh dùng điểm thi GDCD để xét tuyển ĐH, CĐ càng cần phải chú ý liên hệ, suy luận”, cô Thúy lưu ý. Các câu hỏi nhận biết, thông hiểu trong đề thi của chương trình lớp 12 sẽ ra dưới dạng câu hỏi tìm đáp án đúng hay tìm câu sai. Như vậy, học sinh phải hiểu được kiến thức đồng thời có sự quan sát cuộc sống để có cái nhìn đúng đắn về pháp luật.

Về kiến thức lớp 12, cô Thúy gợi ý, học sinh nên ôn theo 4 chủ đề chính. Chủ đề 1: Một số vấn đề cơ bản của pháp luật, với kiến thức là các khái niệm, bản chất và mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức. Chủ đề 2: Pháp luật và quyền bình đẳng của công dân, tập trung kiến thức của 3 bài học như công dân bình đẳng trước pháp luật; quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo; quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực đời sống. Chủ đề 3: Pháp luật với các quyền tự do dân chủ của công dân, tập trung vào những nội dung như công dân với các quyền tự do cơ bản, công dân với các quyền dân chủ, trách nhiệm của Nhà nước và công dân đối với việc thực hiện các quyền trên. Chủ đề 4: Pháp luật với sự phát triển của công dân và đất nước, tập trung vào các nội dung về quyền học tập sáng tạo và phát triển của công dân, pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước cùng các ví dụ minh họa.

Đối với chương trình lớp 11, cô Thúy cho biết theo đề minh họa chỉ chiếm khoảng 2 điểm, kiến thức ở dạng nhận biết, thông hiểu. Học sinh chỉ cần nắm vững các khái niệm, nội dung, trách nhiệm, không quá suy luận. Đặc biệt, cô Thúy cũng chỉ ra rằng, học sinh thường nhầm lẫn kiến thức nội dung của quyền này với quyền khác, kiến thức các hình thức thực hiện pháp luật nếu không có sự hiểu rõ vấn đề. Ví dụ quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội với quyền tự do cơ bản của công dân (quyền dân chủ cơ bản).

Về kỹ năng làm bài, cô Thúy lưu ý học sinh không nên quá sa đà vào những câu hỏi quá khó, phải bình tĩnh, suy nghĩ thấu đáo để tìm đáp án đúng, tránh sự hấp tấp, vội vàng trong khi chọn đáp án.

S dng kiến thc trong bài đ phân tích tình hung thi s

“Về tổng quan ôn tập môn GDCD, học sinh cần nắm vững kiến thức cơ bản của chương trình học lớp 11 và lớp 12. Với chương trình lớp 11, căn cứ vào đề minh họa, kiến thức sẽ trải đều trong toàn bộ chương trình, do đó các em cần phải ôn tập toàn bộ nội dung lớp 11, không có giới hạn. Tuy nhiên, chỉ ôn ở mức độ khái quát những kiến thức chính vì nội dung câu hỏi trong đề thi chỉ rơi vào hai cấp độ là nhận biết và thông hiểu”, cô Phan Thị Thu Hiền (Tổ trưởng Tổ GDCD Trường THPT Phú Nhuận, Q.Phú Nhuận, TP.HCM) chia sẻ.

Về kiến thức lớp 12, cô Hiền nhận định đây là phần chủ yếu trong đề thi, học sinh phải ôn tập toàn bộ chương trình. Với những học sinh dùng điểm thi GDCD để xét tuyển vào ĐH, CĐ, ngoài việc nắm vững kiến thức cơ bản bài học, các em cần tham khảo thêm những tình huống pháp luật trên báo, ti vi, đưa ra phân tích tình huống kết hợp các khái niệm, nội dung của bài học để trả lời chính xác đáp án của những câu hỏi vận dụng mang tính chất phức tạp với nhiều tình huống gây nhiễu thông tin và có đáp án gần giống nhau. Theo cô Hiền, trong đề thi, phần vận dụng cao sẽ thường rơi vào những kiến thức pháp luật lớp 12, với những câu phức tạp có nhiều tình huống và nhiều cá thể tham gia, học sinh cần đọc kỹ để nắm bắt đúng yêu cầu câu hỏi đề cập đến kiến thức cụ thể nào, từ đó chọn ra câu trả lời chính xác nhất.

Bên cạnh đó, cô Hiền cho biết giữa chương trình lớp 11 và lớp 12, kiến thức liên hệ với nhau khá nhiều, nhất là ở phần II lớp 11: Công dân với các vấn đề chính trị – xã hội với kiến thức 12 về Các quyền dân chủ của công dân (bài 7), Quyền phát triển của công dân (bài 8), Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước (bài 9). Do đó, khi ôn tập các em nên có sự liên hệ để kiến thức được hệ thống. Điều căn bản là nắm chắc kiến thức cơ bản trên nền tảng kiến thức đó liên hệ vận dụng vào làm bài tập.

Đặc biệt, theo cô Hiền, với môn GDCD, học sinh thường nhầm lẫn kiến thức về các hình thức thực hiện pháp luật, các quyền dân chủ với các quyền tự do cơ bản của công dân. “Khi làm bài, các em cần chú ý đọc kỹ đề để có sự nhận dạng đúng kiến thức, tránh sự nhầm lẫn dẫn đến chọn sai đáp án. Đối với những câu hỏi tình huống, cần có sự phân tích tình huống cẩn thận”, cô Hiền nhắn nhủ.

Một lưu ý cho học sinh trong quá trình ôn tập, cô Hiền cho rằng đề sẽ tăng cường tính thực tế nên khi ôn tập, học sinh cần theo dõi thời sự, sử dụng những kiến thức kinh tế, pháp luật đã học để phân tích nhận định hay đưa ra những giải pháp cho tình huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Làm bài tập trực tuyến trên các trang web luyện thi. Ghi nhớ những ví dụ cụ thể của kiến thức đã được học trên lớp để hiểu bài và vận dụng tốt hơn khi giải quyết các bài tập. Chăm chỉ làm nhiều dạng bài tập trắc nghiệm khác nhau.

L.Quân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)