Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Đặt hàng đào tạo nhân viên y tế học đường

Tạp Chí Giáo Dục

Nhân viên y tế trưng hc hin nay ti TP.HCM đã rơi rng rt nhiu. Toàn TP ch có 33,3% nhân viên y tế trưng hc đt chun; 13,6% chưa đt chun và 52,5% không có chuyên môn y tế.


Phó Giám đ
c S GD-ĐT TP.HCM Dương Trí Dũng phát biu ti hi tho

Con số được Sở GD-ĐT TP.HCM nêu ra trong Hội thảo “Tầm quan trọng của nhân viên y tế trường học trong chăm sóc sức khỏe học sinh” do Sở Y tế TP.HCM, Sở GD-ĐT TP.HCM phối hợp tổ chức. Nhiều đề xuất của các chuyên gia đã được đưa ra nhằm tháo gỡ thực trạng nhân viên y tế học đường hiện nay.

Đt hàng ch tiêu đào to nhân viên y tế hc đưng

PGS.TS Đỗ Văn Dũng (Trưởng Khoa Y tế công cộng, ĐH Y Dược TP.HCM) nhìn nhận, phụ huynh hiện giờ quan tâm nhiều về các bệnh lý cấp tính, các bệnh truyền nhiễm như tay chân miệng, Covid-19, các bệnh lý tai nạn chấn thương…

Như vậy đây là các vấn đề mà trường học cần lưu tâm trong công tác y tế học đường. Đặc biệt là tư vấn cho học sinh các hành vi nâng cao sức khỏe phù hợp. “Việc hướng dẫn học sinh về cách chải răng, làm thế nào để không bị béo phì nhiều, kỹ năng rửa tay, kỹ năng tránh bạo hành học đường sẽ thiết thực và quan trọng hơn rất nhiều là trao đổi với các em về bệnh lý ung thư thế nào. Ngoài ra, đó là còn quan tâm đến chế độ dinh dưỡng trong nhà trường – vấn đề mà nhiều phụ huynh bức xúc với chất lượng bữa ăn…”, PGS. Dũng đánh giá.

Chuyên gia này khẳng định nếu coi sức khỏe học đường quan trọng thì nhân viên y tế trường học cực kỳ then chốt. Như vậy, chúng ta cần suy nghĩ làm sao phải làm cho nhân viên y tế trường học có thêm thu nhập nào đó. Yêu cầu là phải có biên chế rõ ràng vị trí nhân viên y tế trường học. Khi có biên chế sẽ tự tìm ra. Song cái khó của y tế học đường là không có được cộng đồng để giao tiếp, phát triển chuyên môn.

“Nhân viên y tế học đường cần phải được quản lý về chuyên môn có thực chất; phải được đào tạo y khoa liên tục, nhất là phải có chứng chỉ hành nghề thì mới an tâm làm việc… Có thể cấp chứng chỉ hành nghề cho bác sĩ y học dự phòng. Nếu dùng bác sĩ y học dự phòng sẽ rất phù hợp với khái niệm về y tế trường học”, PGS.TS Đỗ Văn Dũng kiến nghị.

Trong khi đó, ông Phùng Quang Vinh (Phó Trưởng khoa Y tế công cộng, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch) lại đề xuất đặt hàng chỉ tiêu về đào tạo nhân viên y tế học đường tương tự như đặt hàng chỉ tiêu bác sĩ. Ví dụ 1000 học sinh phải có 1 y tế dự phòng. Khi có chỉ tiêu này rồi thì các sở ban hành sẽ buộc phải thực hiện và thúc đẩy thành hiện thực.

Nhân viên y tế trường học phải tập trung về 1 đầu mối là phòng y tế quản lý, sẽ đưa đến rất nhiều cái lợi. Về chuyên môn sẽ được phòng y tế thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo, quan trọng hơn cả là khắc phục tình trạng thủ quỹ, văn thư làm y tế – chặn được việc đưa đối tượng không phù hợp làm y tế trường học…

“Việc đào tạo cần phải có thời gian. Như vậy, để khắc phục tình trạng thiếu nhân viên y tế học đường thì thời điểm này trường có thể sử dụng cộng tác viên là đội ngũ nhân viên y tế đã về hưu, hoặc sử dụng bác sĩ gia đình – nguồn từ trường đang đào tạo”, ông Vinh đề xuất.

Kin toàn nhân viên y tế hc đưng

Đây là đề xuất được Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hữu Hưng nêu ra đối với Sở GD-ĐT tại hội thảo. Lãnh đạo Sở Y tế cho rằng Sở GD-ĐT cần thành lập tổ viết Đề án kiện toàn nhân viên y tế học đường, phân loại ra đề xuất cấp thẩm quyền, sớm trình UBND, HĐND các chính sách, chế độ… Song song đó, Sở GD-ĐT cũng cần thực hiện tuyển dụng ngay nhân viên y tế, khó khăn trong khâu tuyển dụng Sở Y tế sẽ giới thiệu nguồn để tuyển.

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Dương Trí Dũng đánh giá vai trò của nhân viên y tế học đường thời điểm này là cực kỳ quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe học sinh, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19. Chính phủ cũng đã thông qua đề án chăm sóc sức khỏe học đường trong đó thể trạng, tầm vóc, sức khỏe, dinh dưỡng của học sinh được đi vào một đề án chung, hướng tới 1 thế hệ học sinh có tầm vóc hơn.

Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT, các đề xuất chuyên gia nêu ra trong hội thảo sẽ giúp Sở GD-ĐT và Sở Y tế có thảo luận chung, đưa ra những đề xuất phù hợp nhất với TP. Những gì không thuộc lĩnh vực của 2 ngành thì sẽ được tính toán để kiến nghị ra Trung ương, Bộ Y tế, Bộ Nội vụ. Những gì 2 ngành có thể phối hợp độc lập chỉ đạo đơn vị cấp dưới để điều chỉnh công tác y tế trường học phù hợp với thực tế.

“Để níu kéo, giữ chân, tuyển dụng nhân viên y tế học đường trở thành thành tố không thể thiếu rời của nhà trường Sở GD-ĐT cũng sẽ có phối hợp tham mưu, trình UBND TP có chính sách về con người, chế độ… Sở GD-ĐT cũng đặt hàng HĐND TP có chế độ chính sách đặc thù cho nhân viên y tế học đường, phù hợp với tình hình chung, đáp ứng được mong mỏi của xã hội trong chăm sóc sức khỏe con em, tạo môi trường học đường an toàn. Làm sao giữ chân được cán bộ y tế, tuyển dụng được cán bộ y tế, trước mắt hợp đồng được với nhân viên y tế, phụ cấp độc hại, chế độ đi sớm về trễ như thế nào…”, ông Dương Trí Dũng kiến nghị.


H
c sinh Trưng THPT Lương Thế Vinh (Q.1) khám sc khe đu năm hc

Bà Trần Hải Yến (Phó Ban Văn hóa Xã hội, HĐND TP.HCM) nhìn nhận, thực tế 4 vị trí: Thủ quỹ, văn thư, kế toán và y tế, nhưng chỉ có 2 biên chế hoặc 3 biên chế trong trường học như hiện nay là thì rất khó, không phù hợp với đặc thù TP.HCM. Vì vậy, vị trí việc làm cho nhân viên y tế trường học cần phải được chính thức.

Về các chính sách đặc thù thu hút đội ngũ y tế cơ sở, theo bà Yến hiện nay là không thiếu. Có thể kể đến 4 chính sách đang được Sở Y tế trình HĐND TP như: Bác sĩ mới ra trường công tác tại trạm y tế sẽ được hỗ trợ 60 triệu đồng trong 14 tháng. Điều dưỡng và vị trí khác là 30 triệu đồng trong 9 tháng; Thu hút người có chuyên môn về y tế như người đã nghỉ hưu, người lớn tuổi có chuyên môn y tế công tác tại trạm y tế hợp đồng với mức hỗ trợ 9 triệu đồng/tháng với bác sĩ, các trình độ còn lại là 7 triệu đồng/tháng… Mức hỗ trợ được cân nhắc hài hòa với chính sách.

“Hiện nay TP.HCM không thiếu các chính sách để thu hút. Tuy nhiên, chúng ta cần phải suy nghĩ thêm các chính sách để thu hút người theo học vào các ngành y, y tế dự phòng. Bởi rõ ràng nếu chính sách có nhưng có con người để hưởng chính sách đó hay không, có thu hút được không… cũng là bài toán cần đặt ra”, bà Trần Hải Yến nhận định.

Yến Khương

Bình luận (0)