Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Dạy học sinh tập làm thơ như thế nào?

Tạp Chí Giáo Dục

Mc tiêu môn ng văn trong nhà trưng ph thông t trưc đến nay không nhm đào to các nhà văn, nhà thơ, ngh sĩ… Vì sáng tác ngh thut thuc năng khiếu thiên bm, “không th m trưng, lp mà đào to đưc” như Thch Lam đã nói. Tuy nhiên, vic yêu cu hc sinh tp làm mt s th thơ truyn thng vi mt mc đích phù hp li cn thiết.


Hc sinh THCS trong tiết hc môn văn (nh minh ha). Ảnh: Y.Hoa

Từ sau 2000, chương trình ngữ văn yêu cầu học sinh lớp 6: tập làm thơ 4-5 chữ; lớp 7: tập làm thơ lục bát; lớp 8: tập làm thơ 7 chữ (tứ tuyệt hoặc bát cú); lớp 9: tập làm thơ 8 chữ. Chương trình 2018 tiếp tục yêu cầu tập làm thơ như chương trình 2006, chỉ khác là lớp 6 tập làm thơ lục bát và lớp 7 tập làm thơ 4-5 chữ. Chương trình môn văn của một số nước cũng cho học sinh tập làm một số thể thơ truyền thống. Khi dạy học sinh tập làm thơ, giáo viên cần hiểu đúng bản chất và mục đích của chương trình.

Bản chất và mục đích chính của các yêu cầu tập làm một số thể thơ quen thuộc là thông qua làm, thử làm, tập làm để các em nắm được đặc điểm của các thể thơ này. Từ đó đọc hiểu các tác phẩm thơ tốt hơn, có hiệu quả hơn. Ngoài ra, việc đưa các hoạt động tập làm thơ này vào chương trình giúp cho các hình thức dạy học ngữ văn thêm sinh động, phong phú hơn; đồng thời cũng là cách để khuyến khích tình yêu văn học, động viên các em sáng tác thơ ca ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Và thực tế rất nhiều học sinh đã làm được những bài thơ hay. Đương nhiên, các em ấy trước hết phải có năng khiếu; không phải chỉ qua vài tiết tập làm thơ mà làm được như thế.

Hướng dẫn học sinh tập làm các thể thơ, giáo viên nên tổ chức giờ học thật thoải mái, vui vẻ, không nên đặt ra yêu cầu phải làm bằng được bài thơ đúng và hay. Học sinh làm sai, làm dở cũng là một cơ hội để giúp các em nhận biết đúng đặc điểm thể thơ ấy hơn. Cần chú ý các bước đã nêu trong SGK ngữ văn: tổ chức cho học sinh nhận diện và nắm được đặc điểm thể thơ; tổ chức cho học sinh tập làm thơ thể thơ đã nhận biết; tổ chức cho học sinh giới thiệu các sản phẩm đã làm; phân tích, trao đổi, bình giá các sản phẩm thơ.

Việc phân tích, trao đổi, bình giá là để các em nhận biết rõ hơn đặc điểm của mỗi thể thơ, liên hệ với các bài thơ đã và đang học chứ không phải để đánh giá, xếp loại thứ bậc về năng lực làm thơ của học sinh. Vì thế giáo viên cần chú ý: Thứ nhất, chỉ nêu và biểu dương những em có bài thơ đúng và hay, cho học sinh nhận xét và chỉ ra cái đúng, cái hay của bài thơ ấy. Thứ hai, không trách phạt hay cho điểm kém các học sinh làm bài thơ chưa tốt. Không công bố tên các em có bài chưa đạt, chưa tốt; mà chỉ dẫn bài thơ ra như một ví dụ cụ thể để cùng nhau nhận biết, phân tích, chỉ ra những điểm chưa đúng về hình thức thể thơ (gieo vần, ngắt nhịp, từ dùng, số câu, số chữ…) và chưa hay về nội dung cảm xúc ở chỗ nào. Thứ ba, sử dụng kết quả của việc tập làm thơ: có thể cho điểm các học sinh làm tốt như là điểm kiểm tra thường xuyên; đăng tải các bài thơ hay lên trang báo chung của lớp (báo tường, trang web hoặc trang Facebook, Zalo… chung của lớp/trường), hoặc hướng dẫn, động viên các em gửi bài thơ hay cho các báo địa phương và trung ương… Trước khi trở thành các nhà văn, nhà thơ, ai cũng phải đi học, cũng từng ngồi trên ghế nhà trường. Vì ít nhất họ cũng phải biết đọc, biết viết. Nhà trường nói chung không có nhiệm vụ tạo ra các nhà văn, nhà thơ, nhưng góp phần trang bị vốn văn hóa như là tạo ra mảnh đất màu mỡ để những hạt mầm năng khiếu văn chương, nghệ thuật đâm chồi, nảy lộc, phát triển, trưởng thành. Cùng một năng khiếu trời cho, nhưng nếu có một vốn văn hóa rộng lớn, hạt mầm ấy sẽ thành đại thụ, cao lớn và xum xuê hoa trái. Ngược lại thì ai cũng biết. Văn học châu Âu trập trùng những đỉnh cao, chi chít Nobel văn chương, vì mỗi nhà văn đều đồng thời là một nhà văn hóa lớn không chỉ của dân tộc ấy.

PGS.TS Đ Ngc Thng

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)