Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Cẩn trọng với mít “không đầu”

Tạp Chí Giáo Dục

Mít “không đu” là t ng đ gi loi mít b tiêm hóa cht thúc nhanh chín. Thuc tiêm thưng đưc bơm vào phn đu trái mít và ch tiêm thưng b thi nên trưc khi bán, các thương lái phi ct đi phn đã b tiêm thuc đ đánh la ngưi tiêu dùng. Loi mít “không đu” này đang đưc bán rt nhiu các va mít trong thành ph, trong đó có ch đu mi.

Mít chín do tiêm hóa cht đưc bán tràn lan khiến ngưi s dng rt khó phân bit

Mít chín sau 24 gi tiêm thuc

Bên cạnh loại mít chín tự nhiên, do lợi nhuận nên trong nhiều năm qua thị trường đã xảy ra tình trạng thương lái sử dụng thuốc thúc chín siêu tốc nhằm có thể bán mỗi ngày với số lượng lớn. Đó là lý do tìm đỏ con mắt ở các vựa mít trong chợ đầu mối nông sản Thủ Đức cũng khó tìm được trái mít nào còn nguyên vẹn được bày bán. Có chăng là những trái mít còn để ẩn ở bên trong đang xếp hàng chờ tới lượt tiêm thuốc. Khi khách hàng đòi mua mít còn nguyên trái, một người đàn ông khoảng 35 tuổi phân bua: “Mít còn nguyên là mít bán đi Trung Quốc, còn mít ở chợ này hoặc chuyển đi các tỉnh đều phải cắt đầu để giúp khách chọn được trái mít ngon, không bị hỏng, mà giá rất mềm chỉ 5.000 đồng 1 ký”. Người phụ nữ khoảng 40 tuổi là chủ vựa kế bên cũng giải thích tương tự: “Mít ở chợ này là phải cắt đầu hết, chỉ trừ khi nào đến mua ở vườn thì mới có trái mít nguyên vẹn”.

Điều đáng lo là mít “không đầu” đang được bán tràn lan trên thị trường, mà người mua thì không biết cách phân biệt đâu là mít chín tự nhiên, đâu là mít chín do hóa chất. Khi đến tay người bán lẻ, mít được xẻ nhỏ, tách múi và được bán cho người có nhu cầu ăn ngay. Ngoài ra, mít còn được sử dụng kết hợp tạo nên sự hấp dẫn của các ly chè thái, cocktail trái cây thập cẩm, kem mít, mít sấy… Cũng do ảnh hưởng của mít tiêm hóa chất nên những người bán mít vườn “tử tế” bị ảnh hưởng rất nhiều. Chị Mai Thị Trúc (quê Bến Tre) cho biết, gia đình chị hơn 20 năm qua sống bằng nghề bán mít ở quận 3 để nuôi con ăn học. Từ khi xuất hiện “phong trào” mít tiêm hóa chất, thu nhập của gia đình bị giảm hơn một nửa. Nói về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Thái (một chủ vườn mít ở Long Khánh, Đồng Nai) cho biết, mỗi tuần vườn của ông cung cấp cho thương lái hơn chục tấn mít sạch, việc thương lái “hô biến” thành mít “bẩn” là điều nằm ngoài tầm với của nhà vườn. Để đảm bảo ăn đúng mít sạch, ông Thái khuyên người sử dụng không nên mua mít đã tách múi sẵn, mà nên mua mít còn nguyên trái ở những nơi bán uy tín. Cách tốt nhất là mua mít trái chưa chín, sau đó đem về phơi nắng, đóng cọc, hoặc xát muối, xát vôi trên đầu cuống cũng giúp mít chín tự nhiên trong khoảng 2-3 ngày.

Mít chín nh hóa cht ethephon

Tiến sĩ Trịnh Khánh Sơn (Khoa Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM) lưu ý, tình trạng sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc để bơm tiêm vào trong những trái mít, sầu riêng, chuối xanh làm cho trái chín nhanh hơn bình thường là điều đáng lo ngại. Vì với mắt thường sẽ rất khó phân biệt đâu là mít chín tự nhiên đâu là mít chín bị tiêm hóa chất. Những hóa chất đó là một trong những nhóm chất formol sinh trưởng thực vật, được bơm vào trái cây với một liều lượng vô tội vạ, nên khi trái cây chín, dư lượng thuốc vẫn còn tồn dư. Người sử dụng nếu ăn tươi hoặc sơ chế những loại trái cây còn tồn dư hóa chất này sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cách nhn biết mít chín t nhiên và mít chín do tiêm hóa cht

Để phân biệt mít chín tự nhiên và mít chín do tiêm hóa chất, người sử dụng có thể quan sát sự khác nhau qua nhựa (mủ) của quả mít. Cụ thể, mít chín tự nhiên khi bổ ra rất ít nhựa, còn mít chín do tiêm hóa chất có nhiều nhựa màu trắng đục chảy tràn. Mít chín thường có mùi thơm lừng lan tỏa, múi mít màu vàng óng, vị ngọt đậm đà. Thân của quả mít chín tự nhiên ấn vào rất mềm, mắt gai mít nở to; gai không nhọn, không cứng và dày như mít chín do tiêm hóa chất.

Theo thông tin từ Bộ NN&PTNT, thuốc ép chín hiện đang lưu hành trên thị trường chủ yếu là chất ethephon (tên thương mại là ethrel). Trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật Bộ NN&PTNT, chỉ cho phép sử dụng dùng ethephon để kích thích cây cao su, chứ không có trong danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng theo Quyết định 867/BYT ngày 4-4-1998 của Bộ Y tế. Ethephon có tinh thể màu trắng, rắn, tỷ lệ hòa tan rất tốt nên khi được tiêm vào trái cây, sẽ bị nước có trong tế bào phân hủy thành etylen. Hiện ở nhiều nước trên thế giới, ethephon đã bị cấm sử dụng trong chế biến hoặc bảo quản trái cây. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, ethephon không phải là một chất “cực độc” hay “cực nguy hiểm” nhưng lại có những độc tính nhất định. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy liều gây chết dùng qua đường ăn uống là LD50 > 2.000mg/kg. Nghĩa là với liều lượng ethephon 2.000mg/kg có thể tiêu diệt 50% các loài động vật thử nghiệm trong một thời gian nhất định (thường là 4 giờ). Ngoài ra, ethephon có hại đối với da và mắt, rất dễ kích ứng làm đỏ mắt, xót mắt, ăn mòn da, gây sưng, đỏ da. Điều đáng lo là nước ta, ethephon được bày bán tràn lan, hầu hết có nguồn gốc ở chợ biên giới từ Trung Quốc chuyển về không qua đường chính ngạch, với giá 4.000 đồng/2 lọ, mỗi lọ 2ml. Chỉ cần tiêm nửa lọ ethephon, mít non, đu đủ xanh, chuối xanh sẽ chín đều chỉ sau vài giờ đến 1-2 ngày.

Bài, nh: Đinh Vũ

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)