Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Hai tháng đầu tiên làm hiệu trưởng

Tạp Chí Giáo Dục

Bạn đã hoàn tất công việc bàn giao, bây giờ bạn chính thức thực hiện nhiệm vụ hiệu trưởng của mình. Là thủ trưởng đơn vị, việc đầu tiên là bạn phải thực hiện nghiêm giờ giấc làm việc, có một số buổi cần có mặt sớm hơn mọi người để nắm tình hình, thường ngày trường bắt đầu hoạt động từ 4-5 giờ sáng (lực lượng phục vụ, bảo vệ). Đừng vội sớm ra quyết định, công việc xưa nay làm sao giờ cứ vậy, chưa vội thay đổi nền nếp cũ. Tân Hiệu trưởng cần nhận càng nhiều thông tin càng tốt, cần tranh thủ gặp gỡ nói chuyện với mọi người, trong các buổi họp, ở phòng giáo viên, lúc làm việc, trong căng tin, tại phòng làm việc của nhân viên… Nói chung là chú ý lắng nghe, gợi ý để đội ngũ giáo viên, nhân viên nói những điều mà họ muốn nói với lãnh đạo nhà trường. Tân Hiệu trưởng cần xây dựng nền nếp làm việc để mọi người thích nghi dần, không cần thay đổi hàng loạt, đầu tiên là tổ chức các cuộc họp giao ban: Giao ban lãnh đạo hàng tuần (thường là sáng thứ hai, sau khi chào cờ): Ngoài Ban giám hiệu, cần mời thêm Tổ trưởng Hành chính quản trị, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn Thanh niên, Thư ký Hội đồng nhà trường. Trong phiên họp này, Hiệu trưởng cần yêu cầu từng thành viên báo cáo công việc đã làm trong tuần, đánh giá ưu khuyết điểm, cách khắc phục (nếu có), kế hoạch tuần sau. Sau đó Hiệu trưởng chốt lại cần rút kinh nghiệm gì, cách khắc phục (nếu có), những việc cần làm tuần sau. Giao ban Hội đồng Tổ trưởng hàng tháng (Hiệu trưởng quyết định ngày họp sao cho thuận lợi, không xếp giờ các thành viên): Thành phần gồm Ban giám hiệu, các tổ trưởng chuyên môn, tổ trưởng các tổ chủ nhiệm, lãnh đạo các đoàn thể, tổ trưởng Hành chính quản trị, Thư ký Hội đồng nhà trường. Phiên họp này yêu cầu Thư ký Hội đồng báo cáo tình hình nhà trường dựa trên báo cáo tháng của các đơn vị thành viên, các thành viên góp ý thêm (nếu có), Hiệu trưởng nêu nhận xét và kế hoạch công tác tháng sau. Giao ban giáo viên chủ nhiệm: Họp 2 tháng/lần để Hiệu trưởng nắm tình hình sinh hoạt của học sinh, công tác giáo dục đạo đức của các lớp, chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục đạo đức, lý tưởng cách mạng, tổ chức cho học sinh trải nghiệm cuộc sống một cách linh hoạt nhất. Tổ chức thành nền nếp sinh hoạt, nền nếp giao ban trong đội ngũ cốt cán giúp tân Hiệu trưởng nhanh chóng ổn định tình hình, đi vào các hoạt động chuyên môn một cách hiệu quả.

Khánh Linh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)