Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Quảng bá chất lượng đào tạo nghề qua các kỳ thi

Tạp Chí Giáo Dục

Năm 2018 đưc B LĐ-TB&XH chn là năm đt phá v giáo dc ngh nghip (GDNN). Theo đó cht lưng đào to thc cht đáp ng yêu cu ngưi hc và th trưng lao đng, đc bit là các nhóm ngành ngh khoa hc – k thut đáp ng cuc cách mng công nghip 4.0.

Lãnh đo S LĐ-TB&XH TP.HCM vinh danh thí sinh đot gii cao ti k thi tay ngh TP.HCM năm 2018

T tin đu trưng quc tế

Qua các kỳ thi tay nghề quốc gia, ASEAN và thế giới trong những năm gần đây, các chuyên gia, doanh nghiệp trong và ngoài nước đều khẳng định tay nghề của thí sinh Việt Nam đã dần nâng cao, chứng tỏ năng lực nghề thực sự của mình. Qua đó, vị thế của hệ thống GDNN Việt Nam cũng được khẳng định với các nghề trong nhóm ngành nghề khoa học – kỹ thuật đáp ứng nguồn nhân lực cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Cụ thể, ở kỳ thi tay nghề thế giới lần thứ 44 tổ chức vào tháng 10 năm 2017 tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, có 1.258 thí sinh đến từ 58 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự. Đây là các quốc gia có kỹ thuật, khoa học và công nghệ phát triển mạnh như Mỹ, Canada, Brazil, Anh, Đức, Pháp, Ý, Áo, Thụy Sỹ, Úc, Nam Phi, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ… Đoàn Việt Nam có 12 thí sinh dự thi 11 nghề, kết quả đoạt 1 HCĐ (đứng thứ 3/27 quốc gia tham dự nghề giải pháp phần mềm CNTT) và 5 chứng chỉ kỹ năng nghề xuất sắc cho nghề nấu ăn, xây gạch, lắp đặt điện, điều khiển công nghiệp và thiết kế kỹ thuật cơ khí – CAD. Kết quả trên tuy còn khiêm tốn nhưng là cơ hội để các thợ trẻ cũng như chuyên gia Việt Nam giao lưu, học tập kinh nghiệm về công tác đào tạo nghề.

Theo đánh giá của Tổng cục GDNN (Bộ LĐ-TB&XH), những năm gần đây các kỳ thi tay nghề trong và ngoài nước đã được các bộ/ngành quan tâm, tuyển chọn thí sinh dự thi và đạt kết quả cao. Cụ thể, tại kỳ thi tay nghề quốc gia lần 10 năm 2018, Bộ Công thương đoạt 8 HCV, 5 HCĐ, 7 giải khuyến khích; Bộ NN&PTNT đoạt 7 HCV, 1 HCB, 8 HCĐ và 13 giải khuyến khích; Bộ Xây dựng đoạt 4 HCV, 3 HCB, 3 giải khuyến khích… Mục tiêu mà Bộ LĐ-TB&XH đặt ra trong các kỳ thi tay nghề là thúc đẩy phong trào dạy và học nghề; tìm ra những mô hình đào tạo nghề hiện đại, hiệu quả cho người học góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển dạy nghề giai đoạn 2011 đến 2020 – nâng cao chất lượng đào tạo của một số nghề đạt trình độ các nước phát triển trong khu vực ASEAN và trên thế giới; hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Khuyến khích hc ngh

K thi tay ngh quc gia ln 10 năm 2018 đã kết thúc vi 303 thí sinh đot gii, trong đó có 63 gii nht, 15 gii nhì, 71 gii ba và 154 gii khuyến khích. Đoàn có thành tích cao nht là Hà Ni (15 HCV, 2 HCB, 11 HCĐ và 8 gii khuyến khích), kế tiếp là TP.HCM (8 HCV, 1 HCB, 6 HCĐ và 13 gii khuyến khích)…

TS. Nguyễn Thanh Điền (Trường ĐH Kinh tế TP.HCM) cho rằng kết quả của các kỳ thi nghề trong nước và quốc tế đã phản ánh chính xác trình độ tay nghề của học sinh, sinh viên và lao động trẻ Việt Nam từ môi trường GDNN. Các kỳ thi trên là kênh quảng bá về hệ thống GDNN hiệu quả cho các trường, doanh nghiệp tham gia đào tạo, góp phần làm thay đổi nhận thức của xã hội về GDNN. 

Trong khi đó, ông Lê Minh Tấn (Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) đánh giá: Những năm gần đây, tay nghề của lao động trẻ Việt Nam đã được nâng lên rõ rệt, đáp ứng tương đối yêu cầu của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở một số ngành nghề mới, tay nghề của người lao động còn hạn chế, đặc biệt là kỹ năng hành nghề. Các kỳ thi tay nghề được tổ chức cũng không ngoài mục đích tôn vinh lực lượng lao động trẻ có tay nghề cao của quốc gia. Qua đó thúc đẩy phong trào thi đua học tập, rèn luyện tay nghề, thi thợ giỏi ở các cấp, các ngành; khuyến khích người dạy và người học phát huy năng lực sáng tạo, góp phần nâng cao chất lượng nguồn lao động của quốc gia.

TS. Nguyễn Hồng Minh (Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN) nhìn nhận các bộ/ngành, hiệp hội và doanh nghiệp là những đơn vị đã góp phần làm thay đổi tích cực phương pháp giảng dạy, xây dựng chương trình đào tạo GDNN. Đồng thời khuyến khích giới trẻ học nghề và mở ra nhiều cơ hội việc làm không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài. “Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, thí sinh được huấn luyện với các chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong và ngoài nước, đoàn Việt Nam sẽ gặt hái được nhiều thành công tại kỳ thi tay nghề ASEAN và thế giới sắp tới. Đây cũng là cơ sở để doanh nghiệp, nhà tuyển dụng có cái nhìn thấu đáo hơn về GDNN, từ đó đồng hành với các trường trong đào tạo, đánh giá đầu ra và tuyển dụng“, ông Minh kỳ vọng.

T.Anh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)