Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Sự học trong kỷ nguyên 4.0

Tạp Chí Giáo Dục

“Giáo dc cn phi có s thay đi v c phương pháp ging dy và hc tp; đy mnh hơn na công tác nghiên cu khoa hc trong nhà trưng, đnh hưng ngh nghip rõ ràng ngay t môi trưng ph thông… đ thích ng và làm ch trưc cuc cách mng công nghip 4.0”.

Các bn tr đưa ra nhng gii pháp hc tp trưc cuc cách mng công nghip 4.0 trong bui ta đàm

Đó là thông tin được ông Trần Đức Sự (Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ, Thành đoàn TP.HCM) đưa ra trong buổi tọa đàm “Cách mạng công nghiệp 4.0 – Thời cơ của người trẻ” do Quận đoàn Q.11 tổ chức vừa qua, thu hút đông đảo học sinh – sinh viên tham dự.

Theo ông Sự, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ có tác động sâu sắc đến đời sống con người, tạo ra những mô hình kinh doanh mới. Và người trẻ nào bắt kịp, đón đầu được những xu hướng đó, tạo ra mô hình kinh doanh phù hợp thì người đó sẽ thành công.

“Trong tương lai, con người sẽ sống chung với robot. Theo đó, robot sẽ thay thế dần con người trong nhiều lĩnh vực của dệt may, giày da, thậm chí là y tế. Đặc biệt là giáo dục, sẽ thay đổi rất nhiều với nhiều hình thức học tập mới như học trực tuyến, học tại nhà. Sẽ không còn các trường ĐH lớn, học tại Mỹ mà không cần phải qua Mỹ học, các trung tâm ngoại ngữ sẽ dần dần biến mất hoặc phải thay đổi cách thức hoạt động. Đây là thách thức rất lớn đặt ra cho ngành giáo dục”, ông Sự khẳng định. Không chỉ về giáo dục, ông Sự còn cho rằng trước cuộc “xâm nhập” của cách mạng công nghiệp 4.0, hệ thống pháp luật cũng cần phải thay đổi để lấp đầy những lỗ hổng, không có những bài học nào lặp lại như Uber, Grab trốn thuế, thâu tóm nhau mà không cần thông qua Chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên, thời cơ của người trẻ Việt Nam lại rất lớn như dễ dàng làm chủ được công nghệ, dễ dàng có thể khởi nghiệp thành công với những ứng dụng hữu ích qua điện thoại.

“Tất cả những thay đổi đó đặt ra cho người trẻ những thách thức như thế nào?”. Trước câu hỏi này, theo nhiều học sinh – sinh viên, người trẻ cần phải trang bị cho bản thân năng lực về ngoại ngữ, khả năng nắm bắt thông tin áp dụng vào thực tiễn, chủ động, sáng tạo, lựa chọn ngành nghề phù hợp… Bổ sung thêm cho những nhận định đó, theo ông Sự, riêng học sinh – sinh viên càng cần phải trang bị về năng lực ngoại ngữ để đón đầu những kiến thức tiên tiến trên thế giới, phải có một phương pháp học tập khoa học, một thái độ học tập suốt đời. Không phải là học vẹt, học suông. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi người học phải “học đi đôi với hành”, học gắn liền với nghiên cứu, để vừa nắm bắt những kiến thức nền tảng, vừa giải quyết được những vấn đề tồn tại mà thực tiễn đặt ra.

“Về phía người giáo viên, để không tụt hậu trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cần phải trang bị các phương pháp dạy học hiện đại, tích cực, lấy người học làm trung tâm. Không gò bó người học vào trong một khuôn mẫu nào mà luôn khuyến khích, tạo điều kiện cho người học tìm tòi, phát triển khả năng và năng lực của bản thân để người học trang bị thêm những kỹ năng như làm việc nhóm, nghiên cứu, tư duy sáng tạo. Đặc biệt là đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu khoa học trong nhà trường. Có sự định hướng nghề nghiệp rõ ràng cho học sinh ngay từ môi trường phổ thông”, ông Sự khẳng định.

Yến Hoa

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)