Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Nhận thức mới về lớp học sinh động

Tạp Chí Giáo Dục

Đnh hưng cơ bn ca vic đi mi giáo dc là chuyn t nn giáo dc mang tính hàn lâm, xa ri thc tin sang mt nn giáo dc chú trng vic hình thành năng lc hành đng, phát huy tính ch đng, sáng to ca ngưi hc. Thc hin quan đim này thì các hot đng hc tp trên lp ca HS là mt trong nhng hot đng chính, đóng vai trò quyết đnh kết qu hc tp ca HS.

Hc sinh TP.HCM trong mt gi hc (nh minh ha)

Để tiết học đạt hiệu quả cao nhất thì vai trò của GV là không thể phủ nhận và điều đầu tiên để tiết dạy thành công là khâu tổ chức tốt các hoạt động học tập của HS trong giờ học. Các hoạt động đó phải được sự quản lý trực tiếp của GV nhằm giúp các em có thái độ, động cơ học tập đúng đắn, rèn luyện tính kỷ luật, tự giác trong giờ học… và cũng nhằm để GV có phương pháp giảng dạy phù hợp, tiến hành tiết học diễn ra đúng như thiết kế ban đầu.

Những người ngoài ngành cho rằng giảng dạy trên lớp là một công việc đơn điệu, chỉ một bài học mà phải giảng đi giảng lại cho nhiều lớp, một công việc “chán như cơm nếp nát”. Nghĩ vậy là sai lầm, bởi tuy dạy cùng một bài nhưng học trò ở mỗi lớp, trong mỗi buổi, mỗi tiết đều rất khác nhau, những HS trong những lớp khác nhau có phong cách học tập và trình độ tiếp thu khác nhau nên có nhiều tình huống biến đổi khác nhau trong từng tiết học. Để tiến hành mỗi tiết dạy (tuy cùng một bài) đạt hiệu quả, là HS nào cũng phải hiểu bài, thì ngoài kỹ năng sư phạm, trong đó là nghệ thuật giảng dạy và quản lý lớp học của từng GV.

1.Trước đây với cách dạy học truyền thống, kiến thức được truyền thụ một chiều. Thực hiện lối dạy này, GV là người thuyết trình, diễn giảng, HS là người nghe, nhớ, ghi chép và suy nghĩ theo vì thế lớp học thường diễn ra một cách “trật tự trong im lặng” (HS hoàn toàn thụ động). Hiện nay, với phương pháp dạy học (PPDH) tích cực, dạy học lấy HS làm trung tâm, không khí lớp học đó không còn và cũng không đáp ứng yêu cầu. Cần phải thấy rằng, bản chất của hoạt động dạy học thể hiện tính thống nhất của hoạt động dạy và hoạt động học, nên trong lớp, để học tốt, HS cần hoạt động, cần tham gia vào bài học; cần mạnh dạn, tự tin bộc lộ ý kiến, quan điểm… qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ; lớp học là môi trường giao tiếp giữa GV với HS, HS với HS, tạo nên mối quan hệ hợp tác và bởi vì phải thường xuyên hoạt động nên tuy lớp có nghiêm túc, ngoan ngoãn đến mức nào thì trong từng tiết học cụ thể có đôi lúc HS gây ồn ào, mất trật tự, điều này nếu không có nhận thức mới về không khí học tập sẽ gây ức chế cho GV và tạo tâm lý “sượng ngắt” khiến bài giảng không còn “trơn tru” như sự chuẩn bị một cách công phu trong giáo án. Bắt gặp tình huống đó, theo cách dạy truyền thống, phần lớn GV sẽ có hình thức nào đó để phạt HS gây ồn (mất thời gian) khiến giờ học không còn mạch lạc như mong muốn. Ngoài ra các hình thức phạt đều không đạt được hiệu quả lâu dài vì lớp học không phải là nhà nguyện (nơi đó cần một không khí linh thiêng, thành tín, các giáo hữu đến đó im lặng để nghe, để suy niệm và cầu nguyện), nên không thể bắt HS trở thành những “tín đồ ngoan đạo”. Với các phương pháp tích cực hóa hoạt động của HS, yêu cầu GV cần tạo ra những tình huống có vấn đề để khuyến khích HS tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kỹ năng đã tích lũy được trong từng tiết học… nên chuyện tất cả HS trong lớp “im như phổng” là điều không thể và không tưởng. Vấn đề là phương pháp tổ chức và quản lý các hoạt động của HS như thế nào để lớp được “ồn ào trong trật tự”.

2. Quan điểm đổi mới PPDH cho thấy việc dạy cho HS cách học quan trọng hơn là dạy kiến thức đơn thuần. Vậy nên khi đến lớp, HS phải được học chứ không phải chỉ người nghe. Thông qua giờ học với cách học mới, HS được phát triển năng lực; biết học chủ động; biết cách làm việc cá nhân; cách hợp tác với nhóm, với lớp… Vậy HS cần phải được hoạt động. GV phải có định hướng, đặt ra yêu cầu một cách rõ ràng để HS tham gia và tham gia có hiệu quả, điều đó sẽ gây hưng phấn cho cả lớp khi bản thân mình hay nhóm mình phát hiện đúng lời giải cho vấn đề mà thầy cô đặt ra. PPDH của GV có ảnh hưởng rất lớn đến tính tích cực trong học tập của HS nên GV phải thoát ly hẳn PPDH thụ động (mà ở đó vai trò của người thầy được đề cao, HS phải suốt giờ im lặng ngồi nghe GV giảng giải, thuyết trình – khó lắm!) thay bằng PPDH hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS, trong đó, GV là người thiết kế, tổ chức tạo không khí lớp học luôn thay đổi theo nội dung bài học, qua đó hướng dẫn HS hoạt động và kết luận các kiến thức đúng, tạo nên sự tương tác tích cực giữa GV và HS. Phải tạo dựng được cho HS động cơ học tập đúng, phương pháp học hợp lý và tính tự giác học tập tích cực, nói chung là tạo sự đổi mới trong thói quen học tập của HS, để HS tự tham gia các hoạt động thông qua thái độ tiếp nhận nhiệm vụ học tập, tự trải nghiệm, tự chiếm lĩnh các tri thức. HS có tích cực học tập hay không phụ thuộc vào chính hứng thú của các em trong tiết học trên lớp, phụ thuộc vào nội dung bài giảng và đặc biệt là PPDH mà GV tiến hành.

Từ đó, những tình huống gây ồn ào nhất là khi HS trao đổi, bàn luận (có thể là tranh luận) là điều hiển nhiên. Ở đây, GV cần tiết chế sự sôi nổi, hăng hái quá mức để hoạt động diễn ra trong trật tự là điều cần chú ý. Trong giờ học, tuyệt đối không để thời gian trống để tránh những trường hợp HS lơ đãng, “mơ màng nhìn ra sân vắng”, rì rì chuyện trò (nhưng mà râm ran)… Nói chung là làm việc riêng. Để tránh những tình huống không mong muốn này, GV cần tổ chức cho HS hoạt động liên tục với các hình thức khác nhau, tạo sức thu hút HS tham gia. Ngoài ra để làm chủ được tiết dạy, bao quát lớp tốt, GV phải có sự di chuyển hợp lý trong lớp học để có thể gợi ý, giúp đỡ, khen ngợi, động viên HS trong quá trình hoạt động và chính sự “xuất hiện” cùng sự trợ giúp của GV bên cạnh sẽ thúc đẩy HS hoạt động tốt hơn trong tầm kiểm soát.

3. Bản chất của trường học là một môi trường thân thiện. Để HS cảm thấy gắn bó, thấy việc học là thú vị, thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui thì trong môi trường sư phạm ấy, mỗi GV phải có những phương pháp thích hợp để quản lý giờ dạy của mình và cũng chính là giờ học của HS nên điều căn bản là GV phải hiểu rằng HS vừa là đối tượng của hoạt động dạy, vừa là chủ thể của hoạt động học, do đó phải có sự hợp tác tốt của thầy và trò, phối hợp ăn nhịp hoạt động dạy với hoạt động học; phải giúp HS tích cực hoạt động; phải là người gợi mở, hướng dẫn, tổ chức, cố vấn, trọng tài cho các hoạt động tìm tòi, tranh luận của HS. Vì thế nên GV cần phải có nhận thức mới là lớp học có ồn ào cũng là điều hiển nhiên, nhưng ồn ào trong trật tự cho phép là một lớp học sinh động. Tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tổ chức lớp hoạt động tích cực thì GV phải nỗ lực nhiều hơn so với dạy theo phương pháp truyền thống.

Trn Đăng Huy
(GV TP.Cn Thơ)

 

Bình luận (0)