Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Bệnh tim mạch từ thuốc lá

Tạp Chí Giáo Dục

Vi ch đ “Thuc lá vi bnh tim mch”, Ngày thế gii không thuc lá năm 2018 mt ln na khng đnh tác hi ca thuc lá đi vi các căn bnh liên quan đến sc khe con ngưi trong đó có bnh tim mch.

Khói thuc lá còn gây hi cho ngưi khác

Tuần lễ quốc gia không thuốc lá từ ngày 25 đến 31-5-2018 cũng là một thông điệp cần thiết cho tất cả mọi người đang hướng về Ngày thế giới không thuốc lá  31-5.

Th phm ca bnh đng mch vành

Nghiện thuốc lá từ thời đi học phổ thông, mặc dù đã được nhiều người khuyên răn và nhắc nhở nhưng anh Lợi, 50 tuổi quê ở Thọ Xuân, Thanh Hóa vẫn không từ bỏ được thói quen hàng ngày cầm điếu thuốc phì phèo trên tay. Bây giờ đã giảm hẳn nhưng một ngày anh cũng hút hết gần nửa bao thuốc lá. “Nhiều người cho rằng hút thuốc lá dễ bị viêm phổi, ho lao và cả ung thư phổi nhưng đối với tôi mấy năm nay sức khỏe vẫn tốt, mỗi lần đi khám phổi vẫn không có chuyện gì” – anh Lợi thường vỗ ngực tự hào như vậy mỗi khi có người nhắc chuyện bỏ thuốc lá.

Thế nhưng gần đây người đàn ông 50 tuổi làm nghề thợ sơn xe bắt đầu có triệu chứng mệt mỏi về chiều do khó thở, thời tiết thay đổi lại ho, tim đập nhanh, ngồi lâu không được vì chân phù to, tăng cân do người ứ nước. Chị Liêm – vợ anh Lợi cho biết:  “Trước đây anh ăn uống làm việc khỏe nhưng càng ngày sức càng yếu, chán ăn, hay bị choáng. Tới lúc đi khám BS mới cho biết anh bị bệnh động mạch vành, huyết áp tăng cao quá mức cho phép, suy tim mức độ 2”. Theo kết luận của BS trong nhiều nguyên nhân gây ra suy tim như bệnh mạch vành, tăng huyết áp, hở van tim như do tuổi tác, ăn nhiều muối còn có nguyên nhân hút thuốc lá.

Trước đây nhiều người quan niệm, hút thuốc lá chỉ ảnh hưởng đến hệ hô hấp gây ra các căn bệnh mãn tính về đường thở như viêm phổi, lao, ung thư phổi mà không biết rằng thuốc lá cũng là thủ phạm gây ra các căn bệnh về tim mạch. Điều đó cho thấy giữa thuốc lá và bệnh tim mạch cũng có mối quan hệ mật thiết với nhau. ThS.BS Lê Minh Đức – Khoa Tim mạch (BV Pháp Việt) khẳng định, thuốc lá là tác nhân gây hẹp mạch vành. Khi hút thuốc lá, ngay lập tức khói thuốc làm tăng nồng độ chất Cathecholamine trong máu và tăng chất carbon monoxid. Các chất này có thể làm khởi phát những cơn đau ngực hoặc làm nặng thêm bệnh tim khác. Mặt khác, nồng độ Nicotine tăng trong máu cũng gây co mạch, tăng huyết áp, tăng nhịp tim làm tim phải làm việc nhiều hơn hoặc cũng có thể gây ra những rối loạn nhịp tim. Các nghiên cứu cũng cho thấy, mức độ ảnh hưởng đến tim mạch cũng tăng theo mức độ hút thuốc lá, tức là càng hút nhiều hút lâu, nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng cao. Cũng theo BS Đức, hút thuốc lá còn làm tăng nhanh quá trình vữa xơ động mạch từ đó gây ra các bệnh lý tim mạch như: tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, tai biến mạch não, bệnh động mạch ngoại vi…

Gây bnh cho ngưi khác

Thực tế đã cho thấy, những người bỏ hút thuốc lá sau một thời gian nguy cơ mắc bệnh tim mạch của họ đã giảm một cách đáng kể so với người tiếp tục hút. Bên cạnh đó, việc bỏ hút thuốc lá ở người chưa từng có biểu hiện của bệnh tim mạch sẽ giảm nguy cơ bệnh tim mạch về sau một cách rất rõ ràng. Còn đối với người đã bị bệnh tim mạch thì việc bỏ hút thuốc lá làm giảm nguy cơ tái phát bệnh hoặc làm nặng bệnh. Ở những người đã hút thuốc lá trong một giai đoạn dài (nhiều chục năm) thì khi bỏ hút thuốc lá vẫn có lợi ích đối với việc giảm nguy cơ của bệnh tim mạch.

Một số người hút thuốc lá lại lo ngại khi bỏ thuốc lá thường mập lên do tăng ký. Việc tăng cân này là do khi bỏ hút thuốc lá người ta thấy ngon miệng hơn hoặc thường thấy cần phải ăn uống gì đó để quên đi cảm giác hút thuốc lá. Thêm vào đó chuyển hóa sẽ tăng khi có Nicotine và khi ngừng hút thuốc lá thì chuyển hóa cơ thể sẽ giảm đi. Tăng cân ở người đang thiếu cân thì càng tốt cho sức khỏe, còn đối với người đang thừa cân mà tăng cân thì chúng ta đã biết: lợi ích của bỏ hút thuốc lá sẽ là rất vượt trội nếu so với việc tăng cân tức thời ngay sau khi bỏ hút thuốc lá. Hơn nữa, chúng ta còn có kế hoạch giảm cân sau khi bỏ hút thuốc lá như: ăn uống khoa học, tập thể lực đều đặn hàng ngày, làm việc điều độ… Vì vậy chúng ta không cần phải băn khoăn nhiều và hãy ngừng hút thuốc lá càng sớm càng tốt.

Theo điu tra toàn cu v s dng thuc lá (GATS 2015), Vit Nam nm trong s 15 nưc có s ngưi hút thuc lá nhiu nht thế gii. Mi năm ngưi Vit Nam chi khong 31.000 t đng cho vic mua thuc lá. Hin t l hút thuc lá ca nam gii trưng thành ti Vit Nam chiếm khong 45%. Đây là mt t l ngưi hút thuc cao hơn so vi trung bình thế gii. Vi nhng quyết sách ca Chính ph Vit Nam cũng như các b, ngành liên quan, đang phn đu đến năm 2020 t l hút thu nam gii trưng thành ti Vit Nam gim xung còn 39%.

Bản thân người hút thuốc lá không chỉ gây hại cho chính mình mà còn gây hại cho những người xung quanh như gia đình, bè bạn, đồng nghiệp, nơi công cộng… Những người bị ảnh hưởng này gọi là hút thuốc lá bị động. Những đứa trẻ mà có bố mẹ hút thuốc lá dễ bị cảm lạnh, viêm đường hô hấp hơn. Phụ nữ hút thuốc lá mang thai dễ sẩy thai, đẻ non, hoặc trẻ đẻ thiếu cân. Trước đây, nhiều nghiên cứu mới chỉ đề cập đến khả năng có thể gây ung thư phổi cao hơn ở người hút thuốc bị động. Nhưng những nghiên cứu sau đó đã chỉ ra rằng: hút thuốc lá bị động cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch đáng kể (tới 30% so với người không tiếp xúc với người hút thuốc). Trong số đó, hút thuốc lá bị động ở công sở cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch đến 4 lần và nếu ở gia đình thì còn làm tăng lên nhiều nữa. Như vậy không chỉ gây bệnh cho mình, người hút thuốc lá còn gieo mầm bệnh cho người khác trong đó có bệnh tim mạch.

Phương Đăng

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)