Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Dị ứng thức ăn có thể gây tử vong

Tạp Chí Giáo Dục

Mi đây, Bnh vin Ch Ry đã tiếp nhn điu tr cho mt trưng hp d ng sau khi ăn cá ng. Vào trung tun tháng 4, mt ph n TP.HCM đã t vong do d ng thc ăn khiến ngưi dân không khi lo lng. Trong khi thc tế mt s ngưi cho rng d ng thc ăn là tình trng thưng gp và không quá nguy him.

Hi sn là mt trong nhng loi thc phm gây d ng cn tránh khi đi du lch hè

160 loi thc ăn có th gây d ng

Dị ứng thức ăn là bệnh khá phổ biến, nhất là ở trẻ em, tỷ lệ trẻ em mắc dị ứng chiếm từ 6-8%, trong khi ở người lớn chỉ chiếm khoảng 4%. Theo các chuyên gia y tế, tỷ lệ dị ứng ở người lớn sở dĩ thấp hơn trẻ em là do sức đề kháng của trẻ em còn yếu, hệ tiêu hóa chưa phát triển đầy đủ. Dị ứng thức ăn là sự miễn dịch của cơ thể với các thành phần trong thức ăn, bằng cách tự sản sinh kháng thể glicomin chống lại các thành phần này. Trong dị ứng thức ăn, hệ thống miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn xác định một thực phẩm cụ thể hoặc một chất trong thực phẩm như là một chất có hại. Trong danh mục hơn 160 loại đồ ăn có thể gây dị ứng, thì sữa bò, trứng, cá, hải sản, đậu phộng, đậu nành, lúa mì là nguyên nhân gây ra 90% trường hợp dị ứng thức ăn. Ngoài ra, các chất màu, chất bảo quản, chất phụ gia trong quá trình chế biến thực phẩm cũng là một trong những yếu tố gây dị ứng thức ăn.

Tiêu biểu như trường hợp được Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị mới đây là do bị dị ứng dẫn đến sốc phản vệ do ăn cá ngừ. Được biết bệnh nhân là nữ công nhân (25 tuổi) của một công ty ở Đồng Nai. Vào ngày 18-5, khi đi làm tăng ca công nhân này đã mang cơm theo với món cá ngừ kho. Chỉ khoảng 15 phút sau khi ăn, bệnh nhân có dấu hiệu nổi mẩn ngứa, phát ban toàn thân, khó thở, tụt huyết áp. BS của một bệnh viện ở Đồng Nai xác định bệnh nhân bị sốc phản vệ do ngộ độc cá ngừ, nên đã cấp cứu tại chỗ rồi cho chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy. Nhận định về trường hợp này, BS.CKI Huỳnh Quang Đại (Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy) cho biết, bệnh nhân bị sốc phản vệ sau ăn cá ngừ, do có tiền căn dị ứng và từng bị hen suyễn. Nếu không kịp thời áp dụng kỹ thuật Ecmo (ôxy hóa máu bằng màng ngoài cơ thể), người bệnh có thể đã không qua khỏi.

Vào ngày 17-4, trên địa bàn TP.HCM cũng đã xảy ra một vụ dị ứng nặng dẫn đến tử vong do ăn cá ngừ. Nạn nhân là L.N.T. (ngụ quận 9) sau khi ăn cơm với cá ngừ thì bị dị ứng, nổi mề đay ngứa khắp người. Sau khi Bệnh viện An Sinh can thiệp bước đầu, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Nhân dân 115 trong tình trạng suy hô hấp, tuần hoàn. Kết quả sau khi cấp cứu và khám lâm sàng cho thấy bệnh nhân có tiền sử dị ứng không rõ nguyên nhân, bị sốc phản vệ với các triệu chứng ngưng hô hấp tuần hoàn, sốc phản vệ, tổn thương đa cơ quan, viêm phổi, phù phổi tổn thương. Mặc dù được các BS tận tình cứu chữa nhưng do bệnh diễn tiến nặng nên T. đã tử vong.

Cn trng vi các triu chng lâm sàng

Theo tiến sĩ Phan Thế Đồng (Trưởng dự án An toàn thực phẩm, Trường ĐH Hoa Sen), khi dung nạp một loại thức ăn mà cơ thể không chịu được và hấp thụ nguyên hợp chất đó vào, thì hệ miễn dịch sẽ “phản công” lại bằng cách sinh ra chất gây nên những triệu chứng của dị ứng như ngứa ran trong miệng; sưng môi lưỡi, cổ họng; ngứa ran khắp người… Ở mức độ nặng, bệnh nhân có các biểu hiện như thở khò khè, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, chóng mặt, co giật, ngất xỉu, nhưng triệu chứng nguy hiểm nhất là sốc phản vệ. Sốc phản vệ thường kết hợp với nhiều triệu chứng của tim mạch, hệ tiêu hóa, làm cho hệ hô hấp co thắt mạnh và do đó thường đưa đến tử vong. Vì dị ứng chưa có loại thuốc nào có thể chữa được, nên cách tốt nhất để phòng tránh là hạn chế ăn những loại thức ăn đã gây dị ứng đối với cơ thể của mình.

Theo khuyến cáo ca các chuyên gia y tế, trong trưng hp phát hin các biu hin ca d ng thc ăn, bnh nhân cn đến bnh vin ngay đ đưc điu tr, không ch quan hay chm tr vì din biến ca d ng thc phm rt nhanh, có th gây nguy him đến tính mng. Đc bit, bnh nhân không đưc t ý dùng thuc khi chưa có ch đnh ca BS, hay làm theo nhng phương pháp truyn ming chưa đưc khoa hc kim chng nhm tránh nhng biến chng nguy him.

Cũng theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, sốc phản vệ là tình trạng lâm sàng nghiêm trọng nhất dễ dẫn đến tử vong. Điều đáng lo của tình trạng sốc phản vệ trong dị ứng thực phẩm là không phụ thuộc số lượng ăn vào nhiều hay ít, mà phụ thuộc vào độ mẫn cảm của từng cá thể, vì có người chỉ ăn một lượng rất nhỏ cũng gây ra phản ứng dị ứng rất nặng. Do đó, bên cạnh biện pháp hạn chế ăn những loại thực phẩm đã gây dị ứng, những người đang bị viêm, sốt hoặc một bệnh lý nào khác cũng phải cẩn trọng vì cơ thể trong những trường hợp này rất nhạy cảm với thực phẩm và dễ dẫn đến dị ứng.

Đinh Vũ 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)