Khoa học - Công nghệSản phẩm công nghệ

Giúp người sống thực vật giao tiếp bằng… mắt

Tạp Chí Giáo Dục

Vi nim đam mê nghiên cu khoa hc và mong mun mang kiến thc khoa hc, công ngh giúp ích cho đi, Trn Đăng Khoa (sinh viên năm 3, Khoa Đin) và Trn Văn Phúc (sinh viên năm cui, Khoa Công ngh thông tin) Trưng ĐH Công nghip TP.HCM đã cùng nhau nghiên cu ra h thng giúp ngưi thc vt giao tiếp bng đôi mt.

Trn Văn Phúc (trái) và Trn Đăng Khoa vui mng khi thành qu to ra giúp ích cho nhiu ngưi

1.Với tính ứng dụng cao và mang lại nhiều lợi ích, sản phẩm của Phúc và Khoa đã đoạt giải ba trong Cuộc thi thiết kế, sáng tạo, ứng dụng và giải ba Cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka 2019 do Trung tâm Khoa học Công nghệ trẻ TP.HCM (Thành đoàn TP.HCM) tổ chức.

Theo nhóm nghiên cứu, khi tìm hiểu về cuộc sống của những bệnh nhân có đời sống thực vật, các bạn nhận thấy rằng những bệnh nhân này rất khó chịu và bất lực khi không thể giao tiếp, cử động được, mọi việc chỉ có thể nhận biết qua đôi mắt; nếu không được giao tiếp, bệnh nhân sẽ có khả năng rất cao rơi vào tình trạng chết não. Không chỉ vậy, những người chăm sóc cho bệnh nhân cũng gặp phải “cực hình” đáng sợ khi không hiểu người bệnh muốn gì, cần gì để đáp ứng… điều đó gây ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian, công việc, kể cả tinh thần của những người thân người bị mắc bệnh.

Nhận thấy được nỗi đau của bệnh nhân cũng như người thân của họ, Phúc và Khoa đã “song kiếm hợp bích” giúp người từ kiến thức mà mình tích lũy được trong những năm ngồi trên ghế nhà trường.

2.Nghĩ là làm, cả hai bạn bắt đầu lên kế hoạch cho đề tài. Dù có kinh nghiệm nghiên cứu trước đó nhưng Phúc và Khoa cũng gặp phải không ít khó khăn trong việc tiếp cận đến lập trình, các phần mềm tự động hóa, về công nghệ xử lí ảnh, thị giác máy tính… trong khi đó, việc làm một chiếc máy phục vụ ngành y cần phải có cả kiến thức về công nghệ thông tin và y dược.

Để thực hiện quyết tâm, các bạn thường xuyên đến các bệnh viện để tham khảo vào xin đóng góp ý kiến chuyên môn từ các bác sĩ, khảo sát mong muốn của các bệnh nhân tại đây, giúp chiếc máy hoàn thiện một cách an toàn nhất và hỗ trợ hiệu quả nhất cho các bệnh nhân. “Trong quá trình thực nghiệm, chúng em còn gặp phải khó khăn nữa là ở khâu tìm kiếm bệnh nhân thích hợp để có thể thực nghiệm thiết bị của mình một cách chính xác. Vì đối tượng mà chúng em hướng đến là những người mắc chứng Locked-in syndrome – đây là một tình trạng thần kinh trong đó cơ thể bị tê liệt hoàn toàn, ngoại trừ mắt. Những người này thường có ý thức về môi trường xung quanh nhưng họ “bị khóa chặt”, không thể di chuyển bất kỳ nhóm cơ nào trong cơ thể, chỉ còn giữ lại các cử động mắt của họ. Khả năng nói của họ cũng bị tổn thương và cách giao tiếp hiệu quả nhất của họ là thông qua nháy mắt” – Phúc chia sẻ.

Hình nh đưc nhóm th nghim (nh: Nhóm nghiên cu cung cp)

Vi tính ng dng cao và mang li nhiu li ích, sn phm ca Phúc và Khoa đã đot gii ba trong cuc thi thiết kế, sáng to, ng dng và gii ba cuc thi sinh viên nghiên cu khoa hc Euréka 2019 do Trung tâm Khoa hc Công ngh tr TP.HCM (Thành đoàn TP.HCM) t chc.

3.Trải qua hơn 6 tháng, từ khi nung nấu ý tưởng đến khi thực hiện thành công phiên bản thử nghiệm đầu tiên, hiện nay hệ thống giúp người thực vật giao tiếp bằng mắt đã chạy thành công trên những người được thử nghiệm. Trái với hình dung của số đông là khi sử dụng phải đeo gắn thiết bị cồng kềnh, thiết bị của nhóm thì tách biệt hoàn toàn, tức là không chạm vào người dùng. Theo đó, hệ thống được thiết kế gồm một màn hình giao diện, kích cỡ của màn hình sẽ tùy vào vị trí chăm sóc bệnh nhân, tương đương với màn hình máy tính bảng hoặc máy tính bàn. Người bệnh chỉ cần nhìn vào giao diện, camera sẽ ghi lại, lúc này hệ thống sẽ tự động chuyển thành tín hiệu điều khiển nhờ công nghệ thị giác máy tính để đưa ra sự lựa chọn “có” hay “không”, yêu cầu người nhà đi vệ sinh hoặc gọi người nhà đến bên cạnh của người dùng, giúp người chăm sóc sẽ biết được bệnh nhân đang cần gì…

“Đây là một trong những món quà ý nghĩa mà chúng em muốn gửi đến các bệnh nhân sống thực vật, giúp họ có thể cảm nhận được tình yêu thương từ gia đình, giải tỏa những suy nghĩ của mình; giúp cho người nhà có thể chăm sóc bệnh nhân một cách dễ dàng hơn, nhất là trong vấn đề vệ sinh cá nhân. Ngoài ra, dự án có thể giúp khả năng hồi phục của bệnh nhân cao hơn. Tuy nhiên, hệ thống vẫn còn một số hạn chế. Để hoàn thiện hơn, sắp tới, chúng em dự định sẽ áp dụng trí tuệ nhân tạo vào để giúp sản phẩm phát huy hết tính năng. Bên cạnh đó, sẽ kết hợp với các thiết bị thông minh gần gũi với mọi người để có thể lấy các thông tin như: nhịp tim, huyết áp, thời gian ngủ… nhằm giúp bác sĩ có thể nắm tổng quan tình trạng của bệnh nhân và phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường có thể xảy ra” –  Khoa và Phúc cho biết.

Bài, ảnh: Kiu Khánh

Bình luận (0)