Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Ứng phó khi con háo danh, sính vật chất

Tạp Chí Giáo Dục

Đ tr không b cun theo li suy nghĩ và hành đng mang nng giá tr vt cht, các bc cha m cn chú ý hình thành tr mt thái đ sng tích cc, biết sng vì ngưi khác, biết yêu thương và biết đng cm vi mi ngưi xung quanh…

Khuyến khích tr biết gi gìn nhng món đ chơi (nh mang tính minh ha). Ảnh: I.T

Bé Trúc Ly (Q.Tân Bình, TP.HCM) đang học lớp 5, thường xuyên hỏi mẹ: “Sao nhà bác Phú có xe ô tô bốn chỗ, nhà bác Hà thì ba tầng, bạn Khuê thì có nhiều búp bê đắt tiền để chơi đủ các trò… Sao con không có được như bạn ấy? Sao nhà mình lại nghèo hơn người ta vậy mẹ? Con mà lớn lên, con sẽ xây nhà mình nhiều tầng, sẽ mua xe hơi đi học cho đã đời. Nhà mình nghèo khó thế này, con chán lắm!”.

Từ ngày giao du với nhóm bạn con nhà giàu, bé Huyền (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) mới học lớp 6 mà đã biết đòi sử dụng điện thoại, áo quần thì đủ kiểu đủ màu… Bố mẹ đi làm ăn xa, Huyền ở với bà ngoại. Gia đình kinh tế khó khăn, nhưng Huyền vẫn đòi bà mua thứ này thứ kia cho bằng bạn bằng bè. Lúc đầu, vì thương cháu, bà ngoại còn cố gắng bù đắp “Vì nó thiếu thốn tình thương”. Đến khi nó “được voi đòi tiên” đòi bà ngoại mua iPad để nghe nhạc, mua xe đạp điện để đi học kẻo mỏi chân. Bà ngoại không lo được thì bỏ nhà ra đi. Rồi một ngày, bà ngoại tá hỏa vì cháu mình cùng nhóm bạn xấu ăn cắp đồ của một nhà hàng bị chủ bắt được. Đưa cháu gái về nhà mà bà ngoại xót xa, nước mắt lưng tròng không biết giáo dục cháu thế nào đây? Làm thế nào để giúp trẻ biết trân trọng gia đình mình, không đua đòi và tôn sùng các giá trị vật chất là chuyện đang khiến nhiều bậc phụ huynh phải đau đầu.

Khi trẻ bắt đầu quan tâm đến của cải, vật chất và biết yêu cầu, đòi hỏi thì điều cha mẹ cần quan tâm là giáo dục cho con biết rõ về hoàn cảnh của gia đình, giúp trẻ sống có ý thức trách nhiệm với gia đình; biết yêu thương, quan tâm đến cha mẹ. Cha mẹ cần phải thương con đúng cách, phải biết từ chối và đồng thời giải thích cho con hiểu những nhu cầu của trẻ có hợp lý hay không; không nên đáp ứng mọi yêu cầu của trẻ vì dễ tạo cho trẻ thói quen sống đua đòi, ích kỷ. Thói háo danh, sính vật chất không phải là tình trạng hiếm gặp ở con trẻ. Đó là cách thể hiện mình không thua kém ai, thậm chí phải chạy theo hình thức bề ngoài để nổi trội hơn người khác. Hiện tượng đua đòi cũng có thể là do trẻ chứng kiến cảnh người lớn đua nhau thể hiện sự sành điệu của mình, cách người lớn đánh giá nhau qua vật chất ảnh hưởng lớn đến suy nghĩ và cách sống của con trẻ. Ngày nay, mỗi gia đình có rất ít con, vì thương con gia đình dễ dàng tập trung đáp ứng mọi yêu cầu của trẻ. Nhưng trẻ càng lớn, đòi hỏi càng nhiều hơn, thỏa mãn nhu cầu này, nhu cầu khác tiếp tục xuất hiện trong khi khả năng kinh tế của cha mẹ có hạn. Khi thứ mình cần đạt được quá dễ dàng, trẻ sẽ ỷ lại vào cha mẹ, không biết trân trọng những gì đang có, dẫn đến thái độ vô tâm, vô cảm, chỉ nghĩ đến bản thân.

Để trẻ không bị cuốn theo lối suy nghĩ và hành động mang nặng giá trị vật chất, các bậc cha mẹ cần chú ý hình thành ở trẻ một thái độ sống tích cực, biết sống vì người khác, biết yêu thương, biết đồng cảm và nghĩ cho cha mẹ, trẻ cần phải hiểu biết và thực hiện được các giá trị tiết kiệm, lòng tự trọng, tính trung thực, lối sống giản dị trong cuộc sống qua hình ảnh gương mẫu của người thân trong gia đình. Cha mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ được đọc sách, tham gia các hoạt động xã hội, nên trải nghiệm thông qua các buổi đi thăm trại trẻ mồ côi hay trường khuyết tật để giúp bé nhận thấy mình là người may mắn và hiểu được giá trị của cuộc sống. Để khắc phục thói sính vật chất của bé, cha mẹ cần nêu gương tốt và gần gũi giải thích cho trẻ hiểu giá trị đích thực của mỗi người không chỉ thể hiện ở những yếu tố hình thức bề ngoài. Cha mẹ nên cần kiên quyết trước những đòi hỏi vô lý của con.

Trước thái độ nghiêm khắc của cha mẹ, trẻ hiểu rằng không phải những gì mình muốn đều có thể thỏa mãn. Cha mẹ cũng nên giúp con nhận thấy giá trị của lao động thông qua việc cho trẻ tự kiếm ra tiền đáp ứng nhu cầu của bản thân như để bé tự thu lượm các đồ bỏ đi có thể bán được cho bà đồng nát, hay bé có thể làm thêm một số việc thủ công nhưng không ảnh hưởng đến việc học tập.

Hãy khuyến khích trẻ biết giữ gìn những món đồ chơi và áo quần cũ để tặng các bạn nhỏ bất hạnh, trẻ sẽ thấy ý nghĩa hơn của một cuộc sống có cả tinh thần và không quá đề cao vật chất nữa. Mong ước một cuộc sống sung túc đầy đủ đời sống vật chất không bao giờ là sai cả, nếu cha mẹ giáo dục trẻ nhận thức được rằng phải phấn đấu vươn lên bằng bản lĩnh ý chí và năng lực của mình chứ không phải là dựa dẫm hoặc lấy cắp của người khác.

Lê Phm Phương Lan
(Ging viên tâm lý)

 

Bình luận (0)