Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Trường hội nhập thời 4.0

Tạp Chí Giáo Dục

Ngày khai ging năm hc mi gn k, bỏ lại những ồn ào, những bất cập của kỳ thi THPT quốc gia 2018, thầy cô giáo trở về công việc của mình. Mùa hè khép lại, đ cổng trường mở ra…

Hc sinh Trưng THPT Nguyn Du (TP.HCM) “sm vai” thy giáo truyn ti đến các bn cùng lp nhng bài hc sinh đng và thú v. Ảnh: C.Chính

Tiếng trống trường vang lên, đánh thức từng cái bàn, từng chiếc ghế đã ngủ vùi bên lớp bụi mờ. Tiết học đầu tiên sẽ mở ra trang tập trắng, thắp lên niềm hy vọng đón một năm học mới. Thầy và trò chuẩn bị hành trang cho một chuyến vượt vũ môn. Ngoài khơi xa từng đợt sóng vẫn xô bờ đá, vẫy gọi “đoàn thuyền phăng mái chèo vượt trường giang, rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. Giữa biển tri thức mênh mông, con người thật quá nhỏ bé. Nhưng con người đã chọn cách làm bạn với thiên nhiên, để học cách làm chủ tri thức. Xin mượn mấy câu của nhà thơ Huy Cận: “Thuyền ta lái gió với buồm trăng/ Lướt giữa mây cao với biển bằng”.

Ngày nay việc tìm kiếm và tiếp cận thông tin khá thuận lợi, dễ dàng. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã thay đổi cách thức giao tiếp, thay đổi cách nhìn về giáo dục con người hiện đại. Tri thức nhân loại được số hóa, và phổ biến trên các trang web với mã nguồn mở. Điều đó rất thuận lợi, nhưng cũng đặt ra không ít thách thức. Thầy cô giáo đang đứng trước những đòi hỏi khắt khe của xã hội. Ngoài yêu cầu chuyên môn giỏi, nghiệp vụ tốt, thì người thầy cần trau dồi khả năng ngoại ngữ, vi tính, cũng như những kiến thức liên môn, và nhất là phải lôi cuốn trong phong cách diễn đạt. Đó là tất yếu của quy luật phát triển và đào thải, đòi buộc mỗi người hoàn thiện mình hơn, nhờ đó đem đến sự thăng hoa trong từng bài giảng.

Mô hình trường tiên tiến hội nhập

Mô hình trường học tiên tiến theo xu thế hội nhập quốc tế đang hướng các hoạt động giáo dục đến giáo dục nhân văn, giáo dục kỹ năng, giáo dục gắn với cộng đồng, kết nối gia đình – nhà trường – xã hội. Giảm lý thuyết, tăng thực hành. Cũng như tổ chức nhiều sân chơi trí tuệ, những chương trình tham vấn bổ ích, giúp tăng cường kỹ năng giao tiếp và sự tương tác của học sinh với các khách mời, diễn giả, chuyên gia. Điều đó đem lại sự tự tin, khơi gợi sự tự giác và hình thành tính tự lập trong chính bản thân mỗi người học. Nhưng trên hết cần giáo dục đạo đức, giáo dục lòng nhân ái và văn hóa truyền thống của dân tộc.

Quan điểm dạy học “lấy người học làm trung tâm” đang được quan tâm và phổ biến ở nước ta trong những năm gần đây. Các hình thức tổ chức dạy học được sử dụng nhiều nhất là tự học, học theo nhóm, trò chơi đóng vai, hoạt động thực tiễn, tham quan… Từ đó học sinh hoạt động tích cực, phát huy sức sáng tạo, tự tin, biết cách tự học, biết cách giao tiếp xã hội, tăng cường khả năng phản biện, kích thích việc tìm tòi, đem đến sự hứng thú học tập khi được tiếp cận gần hơn với thực tế.

Đơn cử như ngôi trường THPT mang tên đại thi hào Nguyễn Du (là một trong ba trường tiên tiến theo xu thế hội nhập quốc tế tại TP.HCM), hai năm gần đây đã khoác lên cho mình diện mạo mới. Đó là lãnh đạo nhà trường rất chú trọng việc tổ chức cho học sinh học tiếng Anh với người bản xứ, hướng tới tiêu chuẩn IELTS đầu ra. Nhờ vốn tiếng Anh rất tốt, học sinh của trường tự tin trong môi trường giao tiếp quốc tế. Một trong những chương trình trải nghiệm sáng tạo được nhà trường tiến hành, đó là ngày hội “Một ngày làm giáo viên”. Học sinh “sắm vai” thầy giáo, cô giáo đĩnh đạc bước lên bục giảng, để truyền tải đến các bạn cùng lớp những bài học sinh động và thú vị. Các em tâm sự, ngoài những khó khăn trong việc soạn một giáo án lên lớp, cũng như cảm giác hồi hộp khi đứng trước lớp, thì việc chuẩn bị nội dung bài học cho một tiết lên lớp giúp các em hiểu hơn về bài học, khắc sâu hơn kiến thức cho bản thân và cả nhóm.

Công tác đào to nhân lc trong  giáo dc

Quan điểm giáo dục hướng đến người học, “lấy người học làm trung tâm”, phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của người học không những không làm suy giảm vị thế người thầy, mà hơn bao giờ hết rất cần những người thầy tâm huyết, giỏi chuyên môn, am tường thực tiễn, và có khả năng điều phối các hoạt động của người học. Trên xu hướng phát triển nhà trường theo hướng hiện đại hóa, thầy cô giáo cần được trang bị các kiến thức, kỹ năng tin học, tiếng Anh theo chuẩn quốc tế, như chứng chỉ tin học quốc tế MOS, chứng chỉ IELTS… Đồng thời cần tổ chức những buổi hội thảo, chuyên đề, giúp cho đội ngũ thầy cô giáo nâng cao nghiệp vụ, năng lực chuyên môn và giao tiếp tốt hơn.

Thầy Huỳnh Thanh Phú (Hiệu trưởng nhà trường) chia sẻ: “Qua chương trình này, nhà trường muốn hun đúc trong học sinh tinh thần tôn sư trọng đạo, cảm nhận được những khó khăn và tâm huyết của thầy cô để có một tiết dạy học trên lớp. Từ đó, các em tự điều chỉnh hành vi, thái độ, tình cảm đối với thầy cô tích cực hơn và càng trân quý hơn những bài học mà thầy cô đã truyền đạt mỗi ngày. Cũng như giúp cho học sinh có những trải nghiệm chân thật và mới lạ trong nghề sư phạm, truyền cảm hứng cho các em muốn phấn đấu trở thành giáo viên chân chính”.

Xu hưng giáo dc hin đi

Người Đức quan niệm học tập để có một công việc phù hợp, thế nên trong khi một số nước như Việt Nam xem những học sinh không vào được đại học sẽ không có cơ hội phát triển, thì hơn một nửa số học sinh ở Đức chọn con đường học nghề thay vì dấn thân vào con đường đại học. Chương trình giáo dục và đào tạo nghề nghiệp toàn quốc ở Đức, được quản lý bởi Viện Giáo dục và Đào tạo nghề nghiệp liên bang, cùng sự phối hợp giữa Chính phủ và giới doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề để đào tạo nguồn lực cần thiết cho xã hội. Chương trình giáo dục kép này truyền đạt kiến thức cả trên lớp học lẫn thông qua thực hành.

Cái cần của ngành giáo dục hiện nay là “sợi chỉ đỏ” trong định hướng giáo dục, hơn là rút mãi không hết “sợi dây kinh nghiệm”. Giáo dục không chỉ chú trọng phổ cập giáo dục các cấp, thay đổi khung chương trình, gộp – tách các môn học, hay chỉ là loay hoay với những giải pháp chống tiêu cực trong thi cử. Điều cần cho giáo dục là một triết lý giáo dục sâu rộng, một chiến lược giáo dục lâu dài, và những mục tiêu giáo dục cụ thể, để đầu ra của sản phẩm giáo dục phù hợp với thực tiễn. Xin nêu ra các đề xuất của thầy Giản Tư Trung về giải pháp “Đổi mới giáo dục”: Thứ nhất, xác định cái đích muốn đến thì mới tìm đúng con đường để đi. Thứ hai, thay đổi thang đo đánh giá theo xu thế hội nhập thế giới, và khu vực. Thứ ba, thay đổi con người trước khi thay đổi chương trình.

Giáo dục cần được thay đổi. Giáo dục cần những người thầy tài năng để đào tạo thế hệ tương lai toàn diện, cả về trí dục, thể dục, đức dục. Chúng ta không thiếu nhân lực, tài lực. Điều cần thiết hiện nay là các cơ quan ban ngành cần có cơ chế mở, tạo điều kiện cho những tập thể và cá nhân mạnh dạn đổi mới, hướng đến một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại.

Lâm Vũ Công Chính
(Trưng THPT Nguyn Du, TP.HCM)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)