Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Người thầy thời công nghệ 4.0

Tạp Chí Giáo Dục

Năm hc mi li bt đu. Trong rt nhiu trăn tr, dn dp chuyn đau lòng.

TS. Bùi Trân Phưng trao đi vi thy cô giáo và hc sinh Trưng THPT Nguyn Du (TP.HCM) trong chuyên đ “Đnh v hình nh ngưi thy”. Ảnh: Y.Hoa

Ni nim nhà giáo

Vướng vít nỗi niềm hơn cả, có lẽ vẫn là giáo viên. Hơn 1,5 triệu nhà giáo trong các trường mầm non và phổ thông cả nước, trong đó khoảng 1,2 triệu trực tiếp đứng lớp, chưa kể ngót nghét trăm ngàn giảng viên trường nghề, cao đẳng, đại học. Họ vào năm học mới trong tâm trạng ra sao, với ngổn ngang chuyện trẻ bị bạo hành, học sinh uống nước giẻ, cô giáo quỳ, chuyện động trời mà không quá ngạc nhiên ở Hà Giang, Sơn La, rồi cả nhiều tỉnh/thành khác được xác nhận “vô sự” sao công chúng vẫn cứ nửa tin nửa ngờ? Mà nào phải chỉ mới đây, khi tấm áo bục rách ra nhiều chỗ… Đã từ lâu lắm rồi người ta âm thầm lo toan, chua xót, tủi hờn, hay ồn ào bức xúc, thầy cô – đôi khi lại là những người giỏi, tâm huyết và tự trọng nhứt – lặng lẽ tìm nghề khác mưu sinh, cha mẹ loay hoay kiếm “trường quốc tế” hay xoay xở cho con đi du học, trong lúc từ miền núi đến đồng bằng gia tăng số trẻ không đến lớp, trẻ theo cha mẹ trôi dạt sang tỉnh khác hay từ quê lên phố làm “dân nhập cư” khi còn non nớt tuổi đời.

Làm thy thi nay

Thách thức không chỉ riêng ở nước mình. Trên mạng lan truyền một clip được giới thiệu là “hay nhứt về giáo dục”, đối với tôi là một thông điệp không thể không tham khảo. Đó là một phiên tòa, bị cáo là ngành giáo dục, không phải thầy cô, trường sở hay quốc gia riêng rẽ nào, ngành giáo dục toàn thế giới. Bắt cá vàng thi đua leo cây là phi lý (vâng, không phải khám phá tiềm năng, mà ganh đua với khỉ), chẳng những khiến nó thất bại không tránh khỏi mà còn làm nó đau khổ vì tưởng mình xuẩn ngốc, vô dụng. Quyết liệt hơn, vị thẩm phán chỉ ra hình ảnh chiếc xe hơi thời đầu và chiếc xe bây giờ, chiếc điện thoại bàn cổ lỗ bên cạnh điện thoại di động thông minh; rồi lớp học cách đây hàng trăm năm, và lớp học bây giờ: vẫn giáo viên độc thoại và học sinh ngồi ngay hàng thẳng lối, giơ tay xin phép trước khi lên tiếng. Câu hỏi khiến bị cáo phải cúi đầu: Chúng ta đang làm giáo dục cho tương lai đó sao? Hay cho quá khứ?

Tôi đọc quyển “Marion, mãi mãi tuổi 13”, về một thực trạng khác ở Pháp: cứ 10 học sinh thì có một em là nạn nhân của quấy rối học đường. Một lý do quan trọng thôi thúc người mẹ của nữ sinh đã tự sát viết sách là “để cho các cấp có thẩm quyền trong bộ máy giáo dục nỗ lực cẩn trọng hơn nữa, nỗ lực lắng nghe và có thiện chí hơn nữa đối với trẻ em khi chúng phải chịu đau đớn”. Những mẩu chuyện bà chia sẻ cho thấy hình ảnh thảm hại của các nhà giáo từ phó giám đốc Sở Giáo dục, hiệu trưởng trường cấp hai, đến giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy lớp, nhân viên Phòng Giáo vụ: vô cảm, vô trách nhiệm, độc đoán, lạm quyền, ngụy biện, giả dối…

Ngẫu nhiên, trước khi viết bài này, tôi xem phim “Song Lang”. Đan xen giữa quá khứ ngọt ngào của chú bé Dũng lớn lên trong làn điệu cải lương khi theo mẹ cha lưu diễn và hiện tại bụi bặm của Dũng Thiên Lôi sai đâu đánh đó với nghề đòi nợ thuê. Day dứt lời thoại giữa nghệ sĩ Linh Phụng và nhân vật chính, tôi tường thuật theo trí nhớ:

– Phải chi anh trở lại theo nghề, chắc ba má anh vui lắm.

– Theo làm chi cái nghề bạc bẽo đó.

– Chớ anh sung sướng lắm sao với nghề hiện tại?

– Chẳng thà nghề này nói sao làm vậy; còn hơn lên sân khấu thì trung hiếu, nghĩa tình, khép lại màn nhung thì… (Má Dũng là nghệ sĩ tài danh đã bỏ chồng con, bỏ nghề xa xứ vì không chịu nổi bầm dập của nghề, truân chuyên theo mệnh nước)

– Không lẽ chỉ vì giận má mà anh bỏ luôn cải lương?

Tự dỗ ngọt con sâu không đủ “làm rầu nồi canh” giờ không còn an ủi được ai. Gắng sức học hỏi để trau dồi chuyên môn, mà vẫn canh cánh nỗi lo hình như mình không tròn vai “gương sáng”, khi trước ngưỡng chọn nghề, học sinh cấp 3 bình phẩm: “Nghề giáo lương thấp quá thầy, cô ơi!”

Nặng lòng thực trạng Việt Nam, lại cần tỉnh táo trước thách thức toàn cầu: bạo lực gia tăng dưới nhiều hình thức từ nguyên sơ, tàn bạo đến tinh vi, khốc liệt trên mạng xã hội, qua điện thoại thông minh (cô bé Marion tự treo cổ và “treo cổ” luôn chiếc điện thoại của mình); cách mạng kỹ thuật số mở ra vô vàn cơ hội tự học khiến trường học, thầy cô không còn là trung gian độc quyền không thể thay thế; trên một số phương diện, học trò có thể hiểu biết hơn, khiến thầy cô mất ưu thế độc tôn, tuyệt đối nếu chỉ đóng vai truyền thụ kiến thức. Học sinh không thể là, chưa bao giờ là, và ngày càng tự khẳng định mình không phải là chiếc bình cho “người lớn” rót vào nào hiểu biết, kinh nghiệm, nào những giáo điều về chuẩn mực đạo lý.

Thưa cô, thưa thy, năm hc mi

Đến giờ tôi vẫn sung sướng thưa cô với cô giáo cũ, vì mãi không phai hình ảnh cô giáo trẻ ngày nào, lớn hơn mình chưa đầy chục tuổi, song đã mở ra cho mình cả một chân trời. Không phải thầy cô nào cũng có chỗ đứng bền vững như thế trong tâm tưởng học trò nhiều thế hệ. Những thầy cô ấy, “bí quyết” của họ là gì, để họ an nhiên làm thầy, một lòng một dạ với nghề, với người? Chắc chắn không chỉ là tri thức, dù hạt giống tri thức thầy cô gieo thời đó không lổn nhổn hạt lép, hạt sạn hay cả gai nhọn, độc dược như bây giờ.

Nhưng không thể mãi hoài niệm quá khứ. Thầy cô thời nay dứt khoát phải hiểu thay đổi lớn: nếu chỉ đơn thuần tìm tri thức, người học còn vô vàn nguồn tham khảo khác. Thầy cô không “đào tạo”, tạo tác ra con người như thế nào đó theo mong muốn của mình, hay theo “yêu cầu xã hội”, như người ta nói. Chỉ có người học chủ động tiếp thu tri thức, tự hoàn thiện năng lực và nhân cách của mình, tự chọn trở thành người như thế nào. Thầy cô là người tổ chức môi trường giáo dục, tạo điều kiện tốt nhứt có thể cho quá trình chọn lựa, tự học, tự trưởng thành đó. Không có nghĩa nghề giáo kém phần quan trọng hay cao quý. Từ xưa người ta đã hiểu ngôn giáo không bằng thân giáo. Xin chia sẻ về hai nhà giáo mà tôi biết:

Tỉnh Đồng Tháp vừa trang trọng mừng sinh nhật lần thứ 101 của nhạc sư Vĩnh Bảo tại trường đại học tỉnh. Vì hành động yêu nước, ông từng bị đuổi học, ném vào đời ở tuổi thiếu niên chỉ với mảnh bằng sơ học. Tự học miệt mài, đeo đuổi đam mê, ông trở thành đệ nhứt danh cầm đờn ca tài tử, đến ngoài trăm tuổi vẫn chưa thôi dạy học, truyền cảm hứng cho môn sinh trong và ngoài nước, kể cả dạy qua internet. Nhiều người không biết đờn ca vẫn kính ông làm thầy, vì cảm phục tài năng, tâm huyết và nhân cách của ông.

Người thứ hai không “nổi tiếng”, nhưng chính vì vậy, chúng ta hy vọng còn nhiều nhà giáo thầm lặng như cô. Tốt nghiệp sư phạm mầm non, người mẹ 8X đó theo nghề giáo viên, trở thành hiệu trưởng trường mẫu giáo, rồi tự gầy dựng được trường riêng nho nhỏ. Cô tìm tôi nhờ giúp làm trường mầm non tiếp nhận con em công nhân các khu chế xuất. Cái gì thôi thúc cô mơ ước điều gian khó đó? “Vì chỉ có như vậy mới cứu được các con khỏi bị bạo hành trong các trường học phí thấp. Em còn muốn các con phải được học tiếng Anh, học kỹ năng để sau này không thua kém trẻ em khác”.

Xã hội hiện đại có thách thức, nhưng cũng nhiều cơ hội. Môi trường nào thì con người, đặc biệt là người thầy vẫn làm chủ được thân phận làm người của mình. Tiếp tục đắm chìm trong kiếp sống Dũng Thiên Lôi vì cơm áo hay trở về với sân khấu, dù đời nghệ sĩ còn nhiều cơ cực? Làm sao để xứng đáng với lòng kính yêu chân thật, để an nhiên khi nghe học trò “thưa thầy, cô”? Chọn lựa không dễ dàng, nhưng tự do và trách nhiệm luôn thuộc về mỗi người chúng ta, thưa các anh chị đồng nghiệp yêu quý!

TS. Bùi Trân Phưng

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)